Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 26604
Điều nào sau đây là sai khi nói về tia anpha ?
- A. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha lệch về phía bản âm của tụ.
- B. Tia anpha thực chất là dòng các hạt nhân nguyên tử Heli \(\left( {{}_2^4He} \right)\)
- C. Tia anpha có cùng bản chất với tia gamma và tia X
- D. Khi đi trong không khí, tia anpha sẽ làm ion hóa không khí.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 26658
Một mẫu A khối lượng 120g có chu kì bán rã T = 12 ngày đêm. Thời gian t để khối lượng mẫu A còn lại 30 g là
- A. 12 ngày đêm
- B. 48 ngày đêm
- C. 36 ngày đêm
- D. 24 ngày đêm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 26659
Năng lượng Ion hóa nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản có giá trị 13,6 (eV). Biết h = 6,625.10–34 Js, c = 3.108 m/s , 1 eV = 1,6.10–19 J. Bức xạ có bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra được là
- A. 0,1026 μm
- B. 9,13 nm
- C. 91,3 nm
- D. 0,1216 μm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 26660
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nếu khoảng cách giữa hai khe tăng lên 2 lần, còn khoảng cách giữa màn và hai khe giảm đi 3 lần thì khoảng vân
- A. tăng 6 lần
- B. giảm 6 lần
- C. giảm 1,5 lần.
- D. tăng 1,5 lần
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 26661
Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kì dao động điện từ trong mạch là
- A. \(T = 2\pi \frac{{{I_0}}}{{{q_0}}}\)
- B. \(T = 2\pi \frac{{{q_0}}}{{{I_0}}}\)
- C. \(T = 2\pi LC\)
- D. \(T = 2\pi {q_0}{I_0}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 26662
Để gây ra hiện tượng quang điện, bước sóng của bức xạ chiếu vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện
- A. tần số phải bằng tần số ánh sáng hồng ngoại.
- B. tần số lớn hơn một tần số nào đó.
- C. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện
- D. bước sóng lớn hơn giới hạn quang
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 26663
. Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là
- A. 16r0.
- B. 9r0
- C. 4r0
- D. 5r0
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 26664
Ánh sáng có bước sóng 0,55.10-3mm thuộc
- A. ánh sáng nhìn thấy.
- B. tia tử ngoại.
- C. tia hồng ngoại.
- D. ánh sáng tím.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 26665
Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi nung nóng
- A. một chất khí ở áp suất thấp
- B. một chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi).
- C. một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
- D. một chất lỏng hoặc khí (hay hơi).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 26666
Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
- A. 132,5.10-11 m.
- B. 84,8.10-11 m.
- C. 21,2.10-11 m.
- D. 47,7.10-11 m.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 26667
Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là
- A. tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
- B. tác dụng nhiệt
- C. tác dụng lên phim ảnh.
- D. làm phát quang một số chất.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 26669
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 (ở hai phía của vân trung tâm) đo được là 6,6 mm. Vân tối thứ 2 cách vân trung tâm một khoảng?
- A. 3,85 mm.
- B. 2,2 mm.
- C. 1,65mm.
- D. 2,75 mm.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 26671
Ánh sáng đơn sắc có lượng tử năng lượng ε = 3,975.10-19 J. Bước sóng sáng đơn sắc có giá trị là
- A. 0,5 mm.
- B. 0,5 pm.
- C. 0,5 nm.
- D. 0,5 μm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 26672
Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?
- A. Quang điện.
- B. Kích thích phát quang.
- C. Thắp sáng
- D. Sinh lí.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 26673
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,55 mm. Khoảng cách ngắn nhất giữa một vân sáng và một vân tối là
- A. 0,55 mm
- B. 1,1 mm.
- C. 1,0 mm.
- D. 1,5 mm.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 26675
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng có bước sóng 500nm, khoảng cách hai khe 1mm, và khoảng từ hai khe đến màn là 1m. A và B là hai vân tối, trong khoảng AB có ba vân sáng . Khoảng cách AB tính ra mm là
- A. 1,5
- B. 0,5.
- C. 2,5.
- D. 1,0.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 26678
Tia laze không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Độ định hướng cao.
- B. Cường độ lớn.
- C. Công suất lớn.
- D. Độ đơn sắc cao.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 26681
Các hạt nhân đồng vị
- A. luôn có số nơtron giống nhau và số prôtôn khác nhau.
- B. luôn có số nuclôn giống nhau và số prôtôn khác nhau.
- C. do ở cùng một ô trong bảng phân loại tuần hoàn nên có tính chất vật lí giống nhau.
- D. do ở cùng một ô trong bảng phân loại tuần hoàn nên có tính chất hoá học giống nhau.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 26683
Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
- A. bị đổi màu.
- B. bị thay đổi tần số.
- C. không bị tán sắc
- D. không bị lệch phương truyền.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 26686
Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Giới hạn quang điện của đồng là
- A. 0,30 μm.
- B. 0,60 μm.
- C. 0,40 μm.
- D. 0,90 μm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 26689
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 2 m, bước sóng ánh sáng 0,6 μm. Ở vị trí cách vân trung tâm một khoảng 3,2 mm có vân
- A. tối, thứ 3.
- B. sáng, bậc 4
- C. tối, thứ 4.
- D. sáng, bậc 3.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 26690
Trong một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, đại lượng nào sau đây của các hạt sau phản ứng lớn hơn so với lúc trước phản ứng?
- A. Tổng số nuclôn của các hạt.
- B. Tổng độ hụt khối của các hạt.
- C. Tổng khối lượng của các hạt.
- D. Tổng vectơ động lượng của các hạt.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 26691
\({}_{11}^{24}Na\) là chất phóng xạ \({\beta ^ - }\) và tạo thành Magiê. Ban đầu có 4,8 g \({}_{11}^{24}Na\) , khối lượng Magiê tạo thành sau thời gian 15 h là 2,4 g. Sau 60 h khối lượng Mg tạo thành bằng
- A. 3,6 g
- B. 4,2 g
- C. 0,3 g
- D. 4,5 g
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 26699
Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là c và khối lượng nghỉ của một hạt là m. Theo thuyết tương đối hẹp của Anh-xtanh, khi hạt này chuyển động với tốc độ v thì khối lượng của nó là
- A. \(\frac{m}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}\)
- B. \(\frac{m}{{\sqrt {1 + \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}\)
- C. \(\frac{m}{{\sqrt {1 - \frac{{{c^2}}}{{{v^2}}}} }}\)
- D. \(m\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} \)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 26703
Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ lăng kính?
- A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- B. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
- C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 26704
Kim loại có công thoát A = 2,7 eV. Khi chiếu vào kim loại đó hai bức xạ λ1 = 0,42 μm; λ2 = 0,48 μm. Hỏi bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
- A. Bức xạ λ1
- B. Cả hai bức xạ λ1, λ2.
- C. Không có bức xạ.
- D. Bức xạ λ2.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 26705
Biết hằng số Plăng là 6,625.10–34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có tần số 4,53.1014 là
- A. 3.10–17 J.
- B. 3.10–20 J.
- C. 3.10–19 J
- D. 3.10–18 J.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 26706
Công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động LC là
- A. \({\rm{W}} = \frac{{q_0^2}}{C}\)
- B. \({\rm{W}} = \frac{{q_0^2}}{{2L}}\)
- C. \({\rm{W}} = \frac{{q_0^2}}{{L}}\)
- D. \({\rm{W}} = \frac{{q_0^2}}{{2C}}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 26707
Công thoát electron của một kim loại là A0, giới hạn quang điện là λ0. Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,5λ0 thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng
- A. A0
- B. \(\frac{3}{4}\)A0
- C. \(\frac{1}{2}\)A0
- D. 2A0
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 26708
. Một điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz.Sóng điện từ đó có bước sóng là
- A. 0,6 m.
- B. 60 m.
- C. 6 m.
- D. 600 m