Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 246223
Sự kiên nào đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- A. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản
- B. Phong trào vô sản hóa
- C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- D. Sự ra đời của liên minh công nông
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 246227
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là
- A. Khủng hoảng trầm trọng
- B. Phát triển nhanh
- C. Phát triển không ổn định
- D. Chậm phát triển
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 246229
Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì
- A. Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
- B. Hòa bình, thống nhấ
- C. Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
- D. Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 246232
Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
- A. Nghiêm túc thực thi hiệp định
- B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định
- C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định
- D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 246236
Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam
- A. Chiến tranh đặc biệt
- B. Chiến tranh cục bộ
- C. Việt Nam hóa chiến tranh
- D. Đông Dương hóa chiến tranh
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 246238
Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?
- A. Chiến thắng Điện Biên Phủ
- B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
- C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ
- D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 246241
Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?
- A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường
- B. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh
- C. Mở rộng bình định vùng chiếm đóng
- D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 246244
Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?
- A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
- B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve
- C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ
- D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 246247
Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?
- A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định
- B. Chuẩn bị rút quân về nước
- C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam
- D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 246249
Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến
- B. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc
- C. Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
- D. Chính phủ Việt Nam thương lượng với chính phủ Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 246251
Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
- A. Cao Bằng
- B. Thất Khê
- C. Đông Khê
- D. Na Sầm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 246254
Hành lang Đông- Tây do Pháp- Mĩ xây dựng đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị trí nào?
- A. Sơn La
- B. Hòa Bình
- C. Hà Nội
- D. Hải Phòng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 246255
“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
- A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
- B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
- C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 246257
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào?
- A. Đại hội V
- B. Đại hội VI
- C. Đại hội VII
- D. Đại hội VIII
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 246259
Tình hình miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ có đặc điểm gi nổi bật?
- A. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn
- B. bị tàn phá nặng nề
- C. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại
- D. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 246260
Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là
- A. Đế quốc Mĩ
- B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
- C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
- D. Chính quyền Dương Văn Minh
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 246262
Duyên cớ chiến tranh đầu tiên Mĩ dựng lên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là
- A. Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku
- B. Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam
- C. Trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ
- D. Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 246264
Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?
- A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô
- B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô
- C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
- D. Pháp rút quân khỏi miền Nam
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 246267
Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là
- A. Bắc Bộ
- B. Trung Bộ và Nam Bộ
- C. Trung Bộ và Nam Đông Dương
- D. Bắc Bộ và Bắc Đông Dương
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 246270
Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng là nội dung kế hoạch quân sự nào của Pháp- Mĩ?
- A. Kế hoạch Valuy
- B. Kế hoạch Rơve
- C. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
- D. Kế hoạch Nava
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 246273
Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
- A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 246277
Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?
- A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông
- C. Chiến dịch Biên giới thu- đông
- D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 246280
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là
- A. Đảng Cộng sản Đông Dương
- B. Đảng Lao động Việt Nam
- C. Đảng Lao động Đông Dương
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 246283
Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội cần được hiểu như thế nào?
- A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước
- B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH
- C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những quan điểm đúng đắn và biện pháp phù hợp
- D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 246286
Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?
- A. Hậu quả của chiến tranh, tàn dư của chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề
- B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp
- C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố
- D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 246289
Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?
- A. Quân sự, chính trị, ngoại giao
- B. Chính trị, ngoại giao
- C. Quân sự, ngoại giao
- D. Chính trị, quân sự
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 246291
Tuyết đường vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là
- A. Đường số 4
- B. Đường số 9
- C. Đường số 14
- D. Đường Hồ Chí Minh
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 246295
Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A. Đế quốc Mĩ
- B. Thực dân Pháp
- C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 246298
Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?
- A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ
- B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên
- C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương
- D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 246299
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là
- A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu
- B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất
- C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu
- D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 246301
Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là
- A. Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
- B. Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
- C. Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam
- D. Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 246304
Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới cuối năm 1947?
- A. Binh đoàn bộ binh
- B. Binh đoàn thủy quân lục chiến
- C. Binh đoàn dù
- D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 246306
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?
- A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
- B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
- C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
- D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 246308
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?
- A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975
- B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước
- C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
- D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 246309
Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?
- A. Xã hội chủ nghĩa
- B. Tư bản chủ nghĩa
- C. Công- thương nghiệp tư nhân
- D. Nông nghiệp hàng hóa
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 246311
Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là
- A. Chính trị
- B. Kinh tế
- C. Văn hoá
- D. Xã hội
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 246312
Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?
- A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn
- B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam
- C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ
- D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 246314
Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
- A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
- B. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
- C. Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam
- D. Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 246316
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là
- A. Người cày có ruộng
- B. Không một tấc đất bỏ hoang
- C. Tăng gia sản xuất
- D. Tấc đất, tấc vàng
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 246318
Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
- A. Trung Quốc
- B. Liên Xô
- C. Cộng hòa Dân chủ Đức
- D. Tiệp Khắc