Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 450498
"Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước". Đây là khái niệm của:
- A. Pháp luật.
- B. Quy chế.
- C. Quy định.
- D. Pháp lệnh.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 450501
Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?
- A. Công dân.
- B. Xã hội.
- C. Tổ chức.
- D. Nhà nước.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 450505
Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện như thế nào?
- A. Ý chí của Nhà nước.
- B. Quyền lực Nhà nước.
- C. Ý thức tự giác của công dân.
- D. Dư luận xã hội.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 450508
Đâu không phải là đặc trưng của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính thuyết phục.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 450511
Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là gì?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 450513
Đặc trưng nào sau đây là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Tính giáo dục, thuyết phục.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 450516
"Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành". Đây là đặc trưng nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 450519
Pháp luật mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
- A. Giai cấp cầm quyền.
- B. Giai cấp tiến bộ nhất.
- C. Mọi giai cấp.
- D. Dân tộc.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 450527
Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên lĩnh vực nào?
- A. Lĩnh vực kinh tế.
- B. Lĩnh vực chính trị.
- C. Lĩnh vực xã hội.
- D. Tất cả mọi lĩnh vực.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 450530
Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang nào sau đây?
- A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
- B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.
- C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.
- D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 450533
Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau.
- A. Gắn bó.
- B. Chặt chẽ.
- C. Khăng khít.
- D. Thân thiết.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 450536
Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- A. Phương tiện cơ bản.
- B. Phương tiện đặc trưng.
- C. Phương tiện phù hợp.
- D. Phương tiện đặc thù.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 450539
Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là gì?
- A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.
- B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.
- C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
- D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 450542
Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?
- A. Quản lí công dân.
- B. Bảo vệ công dân.
- C. Quản lí xã hội.
- D. Bảo vệ xã hội.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 450545
Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội như thế nào?
- A. Hiệu quả nhất.
- B. Hữu hiệu nhất.
- C. Đơn giản nhất.
- D. Phù hợp nhất.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 450548
Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
- A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
- B. Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.
- C. Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.
- D. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 450549
Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?
- A. Hiến pháp.
- B. Pháp luật.
- C. Đạo đức.
- D. Chủ trương, chính sách.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 450551
Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định .............. để công dân thực hiện quyền đó.
- A. Phương pháp.
- B. Cách thức.
- C. Biện pháp.
- D. Trình tự.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 450553
Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là luật nào sau đây?
- A. Hiến pháp.
- B. Luật Hình sự.
- C. Luật Dân sự.
- D. Luật Hành chính.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 450555
Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
- A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 450557
Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?
- A. Chủ tịch nước.
- B. Thủ tướng Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Chính phủ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 450559
Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã vi phạm:
- A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.
- B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.
- C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.
- D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 450561
Chị Y muốn chia tay anh H sau một thời gian yêu nhau do chị thấy anh H là người rất bạo lực, đã có mấy lần hành hung chị khi hai người cãi nhau. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
- A. Kiên quyết chia tay và thuê người đánh trả lại anh H.
- B. Im lặng chịu đựng, tiếp tục mối quan hệ với anh H.
- C. Báo công an hỗ trợ giải quyết.
- D. Nói chuyện với bố mẹ anh H để họ khuyên nhủ anh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 450563
Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?
- A. Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.
- B. Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.
- C. Mời công an đến giải quyết.
- D. Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 450565
Anh B và chị Y yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y
- A. Thách thức sự cấm đoán của hai gia đình.
- B. Bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình.
- C. Thuyết phục hai bên gia đình đồng ý.
- D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 450573
"Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức". Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Ban hành pháp luật.
- B. Thực hiện pháp luật.
- C. Xây dựng pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 450575
Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?
- A. Đúng đắn.
- B. Phù hợp.
- C. Gắn liền.
- D. Chuẩn mực.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 450577
Theo em, nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 450579
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật:
- A. Quy định phải làm.
- B. Cho phép làm.
- C. Quy định cấm làm.
- D. Không cho phép làm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 450580
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức:
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 450581
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức:
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 450582
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 450583
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức:
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 450584
"Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Trách nhiệm pháp lí.
- C. Vi phạm đạo đức.
- D. Trách nhiệm đạo đức.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 450585
Theo quy định của pháp luật, các cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm là hành vi trái pháp luật thuộc loại:
- A. Hành động.
- B. Không hành động.
- C. Có thể hành động.
- D. Có thể không hành động.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 450586
Theo em, dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
- A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
- C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
- D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 450587
Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
- B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
- C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
- D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 450589
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một:
- A. Nghĩa vụ pháp lí.
- B. Trách nhiệm pháp lí.
- C. Nghĩa vụ cụ thể.
- D. Trách nhiệm cụ thể.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 450592
Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?
- A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
- B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
- C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
- D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 450594
Theo quy định của pháp luật, có bao nhiêu loại trách nhiệm pháp lí?
- A. 2.
- B. 4.
- C. 6.
- D. 8.