HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Ngành thủy sản ở Việt Nam môn Công nghệ lớp 7 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: Ngành thủy sản ở Việt Nam... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế Việt Nam
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác
- Xuất khẩu thuỷ sản
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia
Nuôi thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho con người; cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu và các ngành công nghiệp khác; tạo việc làm cho người lao động; góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia. |
1.2. Một số thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
a. Nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam
- Thuỷ sản nước mặn: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km với 28/63 tỉnh thành phố giáp biển, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km Biển nước ta có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho việc nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai,..
- Thuỷ sản nước lợ: Thuỷ vực nước lợ ven biển, vùng triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò, cua, nghêu, ốc,...
- Thuỷ sản nước ngọt: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt quan trọng của nước ta. Một số loại thuỷ sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như: cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá bống tượng....
b. Một số thuỷ sản có giá trị cao ở Việt Nam
Tôm
- Tôm là loại thuỷ sản xuất khẩu nhiều ở Việt Nam, giá trị kinh tế cao; là loài ăn tạp, lớn nhanh.
- 4 giống tôm được nuôi nhiều là:
+ Tôm càng xanh: sống ở nước ngọt; nuôi trong ao, ruộng, lúa.
+ Tôm sú và tôm thẻ chân trắng: sống ở nước lợ (độ mặn 10 – 30%); nuôi trong ao, đầm ven biển hoặc bãi bồi các tỉnh ven biển.
+ Tôm hùm: sống ở nước mặn; nuôi trong lồng, bè trên biển.
Cá nước ngọt
- Cá tra, cá basa được nuôi để xuất khẩu.
- Đặc điểm:
+ Thuộc họ cá da trơn, thịt màu trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hoá, vị thơm ngon
+ Cá tra sống ở vùng nước lợ, phèn có độ pH > 5,5 độ; nhiệt độ 25 – 32o; nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè
+ Cá basa mắt to hơn cá tra, bụng lớn, nuôi trên những khúc sông có dòng chảy liên tục
Cá biển
- Cá nước mặn được nuôi nhiều và giá trị cao ở Việt Nam là cá song (cá mú), cá giò (cá bớp), cá vược (cá chẽm), cá chim trắng, cá hồng, cá măng,…
- Đặc điểm: Nuôi trong lồng, bè ở ven biển hoặc vùng vịnh
Các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta như tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm), cá nước ngọt (cá tra, cá basa), cá nước mặn (cá mú, cá bớp, cá chẽm, cá hồng) và các loại thuỷ đặc sản khác. |
Bài tập minh họa
Bài 1.
Hoạt động nuôi thuỷ sản có tác động thế nào đến nền kinh tế của nước ta?
Phương pháp giải:
Căn cứ vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế nước ta
Lời giải chi tiết:
Nuôi thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác, làm sạch môi trường nước, làm thức ăn cho gia súc gia cầm (Bột cá làm thức ăn trong chăn nuôi), xuất khẩu thuỷ sản, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Bài 2.
Tại sao tôm có giá trị kinh tế cao?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung kiến thức mục 2.2. Một số thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam
Lời giải chi tiết:
- Nước ta có nhiều tiềm năng trong việc nuôi các động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu.
- Làm cho các loài tôm, cá, ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại
- Tận dụng được các mặt nước sẵn có và nguồn thức ăn thiên nhiên.
- Các động vật thủy sản xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
- Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các lĩnh vực liên quan như chế biến thực - phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thương mại...
- Góp phần cải thiện đời sống người dân lao động.
Luyện tập Bài 12 Công nghệ 7 CTST
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam.
- Nhận biết được một số thủy sản có giá trị kinh tế cao.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Công nghệ 7 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 4
- B. 5
- C. 3
- D. 2
-
- A. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác - Xuất khẩu thuỷ sản
- B. - Cung cấp thực phẩm cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác
- C. - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động - Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia
- D. Cả 3 đáp án trên
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 Công nghệ 7 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 72 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 1 trang 72 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 2 trang 72 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 3 trang 72 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 4 trang 73 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 5 trang 73 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 6 trang 73 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 74 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 74 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng 1 trang 74 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng 2 trang 74 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 1 trang 62 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 2 trang 62 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 3 trang 62 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 4 trang 63 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 5 trang 63 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 6 trang 63 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 7 trang 63 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 8 trang 64 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 9 trang 64 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải câu 10 trang 65 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 12 Công nghệ 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!