YOMEDIA
NONE

Công nghệ 7 Cánh diều Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Giới thiệu chung về trồng trọt môn Công nghệ lớp 7 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu giới thiệu chung về trồng trọt ở nước ta... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò và phát triển của trồng trọt

a. Vai trò của trồng trọt

- Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; sản phẩm cho xuất khẩu; tạo việc làm; góp phần xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường.

Hình 1.2. Vai trò của trồng trọt

Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, sản phẩm cho xuất khẩu, tạo việc làm; góp phần xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường.

b. Triển vọng của trồng trọt

Ngành trồng trọt nước ta có nhiều triển vọng trong tương lai.

- Với điều kiện tự nhiên đa dạng, phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Ngành trồng trọt nước ta có nhiều triển vọng trong tương lai

1.2. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam

- Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại theo mục đích sử dụng (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả) và theo thời gian sinh trưởng (cây hàng năm, cây lâu năm).

Hình 1.3. Một số cây trồng phổ biến ở Việt Nam

Các nhóm cây trồng phổ biển được phân loại theo mục đích sử dụng (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả) và theo thời gian sinh trưởng (cây hàng năm, cây lâu năm).

1.3. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

a. Trồng ngoài trời

- Là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng và chăm sóc được thực hiện ngoài trời (điều kiện tực nhiên)

Hình 1.4. Một số hình ảnh về các phương thức trồng trọt: A. Trồng ngoài trời

b. Trồng trong nhà có mái che

- Là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn (nhà có mái che)

Hình 1.4. Một số hình ảnh về các phương thức trồng trọt: B. Trồng trong nhà

Một số phương thức trồng trọt phổ biến: Trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che.

1.4. Trồng trọt công nghệ cao

- Trồng trọt công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất trồng trọt.

- Đặc điểm cơ bản sau:

+ Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến

+ Ứng dụng công nghệ cao

+ Sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn

+ Người quản lí và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi

Trồng trọt công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất trồng trọt.

1.5. Một số ngành nghề trong trồng trọt

- Một số ngành nghề trong trồng trọt: chọn giống cây trồng, trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông.

Hình 1.6. Nghề chọn tạo giống cây trồng

Một số ngành nghề trong trồng trọt: chọn giống cây trồng, trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông.

Bài tập minh họa

Bài 1.

 Các loại lương thực thực phẩm trong Hình 1.1 được làm từ sản phẩm của những cây trồng nào? Hãy nêu thêm những ví dụ khác mà em biết.

Phương pháp giải:

- Quan sát vào Hình 1.1 ta thấy được các loại lương thực, thực phẩm được làm từ sản phẩm của những loại cây trồng khác nhau.

Hình 1.1. Một số loại lương thực, thực phẩm

- Sau khi quan sát một số lương thực, thực phẩm ta có thể kể thêm: Nước ép ổi, chè, cà phê, rau cải bắp, …

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh trên mô tả các sản phẩm của nghề trồng trọt:

Tên hình

Sản phẩm

1.1.a

- Nước ép cam làm từ quả của cây cam

1.1.b

- Cơm được làm từ lúa gạo

1.1.c

- Sốt cà chua được làm từ quả cây cà chua

1.1.d

- Đường mía được làm từ cây mía

- Các loại lương thực, thực phẩm khác như: nước ép ổi, chè, cà phê, rau cải bắp, …

Bài 2.

Hãy đọc nội dung mục 1.2 và nêu những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước ta.

Phương pháp giải:

Đọc mục 1.2, ta thấy được các triển vọng phát triển ngành trồng trọt: 

- Lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, có triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực

- Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Những triển vọng phát triển của trồng trọt là:

   + Với lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

   + Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến ( nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn, …) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

   + Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Luyện tập Bài 1 Công nghệ 7 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

 - Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong trồng trọt.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Công nghệ 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Cánh diều Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Công nghệ 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh diều Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 6 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 6 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 7 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 thức trang 7 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 7 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 7 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 7 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 8 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 8 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 8 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 8 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 9 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 9 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 9 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 9 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 10 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 10 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 1 trang 5 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 2 trang 5 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 3 trang 6 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 4 trang 6 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 5 trang 6 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 6 trang 6 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 7 trang 6 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 8 trang 7 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 9 trang 7 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 10 trang 7 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 11 trang 7 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1 Công nghệ 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON