-
Phần 2: Làm văn (6.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu văn được gợi ra từ phần Đọc – hiểu “Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.” (2.0 điểm)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu văn được gợi ra từ phần Đọc – hiểu “Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.”
- Đảm bảo thể thức của đoạn văn:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
- Có đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
- Nội dung đoạn văn:
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng.
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: Chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
- Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích:
- Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
- Phong cách sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay là cả một nền văn hóa.
- ⇒ Ý cả câu: Con người có văn hóa là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình.
- - Bàn luận:
- “Ý thức tu dưỡng tính nết” là yếu tố quan trọng nhất để hình thành phong cách sống văn hóa.
- Trường đời là môi trường thực tế tôi luyện con người.
- Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống mỗi người. Nhờ có gia đình, mỗi người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dỗ về tình thương, cách ứng xử trong quan hệ…
- ⇒ Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của mỗi người. (dẫn chứng thực tế)
- Phê phán những người tuy có trình độ học vấn nhưng văn hoá sống thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp, trong nhận thức và hành động.
- Giải thích:
- Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Ý thức được văn hóa của con người rất quan trọng. Bản thân không ngừng học tập và tu dưỡng để có lối sống đẹp.
- Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Đảm bảo thể thức của đoạn văn:
- Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu văn được gợi ra từ phần Đọc – hiểu “Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.”
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
- Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
- Theo tác giả, có trường hợp người có học nhưng phong cách sống của họ như thế nào?
- Trong văn bản, tác giả cho biết trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một con người?
- Trong đoạn văn (1), người viết sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.
- Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu văn được gợi ra từ phần Đọc – hiểu.
- Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/ chị hãy bình luận các ý kiến trên.