-
Câu hỏi:
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần giá trị nào nhất sau đây?
- A. 4,5
- B. 6
- C. 5,36
- D. 6,66
Đáp án đúng: C
Dung dịch Y chứa 2 chất tan nên CuSO4 và NaCl bị điện phan hết. Các PTPU xảy ra:
Cu2+ + 2Cl- → Cu + Cl2 (1)
2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2 (2)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (3)
Theo các PTPU (3) và (2) thì số mol H2SO4 = số mol CuSO4 = 1,5nAl = 0,2 mol
Theo (1) và giả thiết ta có số mol CuSO4 = 0,3 mol; số mol NaCl = 0,2 mol
Giả sử trong quá trình điện phân H2O chưa bị điện phân thì khối lượng dung dịch giảm = 29,5 < 33,1
Vậy nước bị điện phân, khối lượng nước bị điện phân = 3,6 gam
ne trao đổi \(= 2n_{Cl_{2}} + 4n_{O_{2}} = 1 \ mol\)
⇒ \(t = \frac{n_{Fe}}{3600.1}=5,36\) (giờ)YOMEDIA
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC VỀ ĐIỀU CHẾ VÀ ĂN MÒN
- Nhúng thanh kim loại Fe vào các dung dịch sau: FeCl3; CuCl2; H2SO4 (loãng) + CuSO4; H2SO4 loãng; AgNO3. Số trường hợp thanh kim loại sắt tan theo cơ chế ăn mòn điện hóa là:
- Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M
- Trong khí quyển có các chất sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chất nào là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?
- Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế:
- Điện phân dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl
- Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
- Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
- Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
- Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A
- Cho V lít hỗn hợp khí (ở đkc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng.