-
Câu hỏi:
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là
- A. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng: vô sản và dân chủ tư sản.
- B. sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
- C. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- D. chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác–Lê nin.
Lời giải tham khảo:
Đáp án đúng: A
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1930) là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản.
1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
a, Hoạt động yêu nước của tư sản và tiểu tư sản từ năm 1919 đến năm 1925
- Hoạt động của tiểu tư sản
+ Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc, trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1924, Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu), tuy không thành công, nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên yêu nước.
+ Tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ; thành lập một số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Thanh niên cao vọng), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có: An Nam Trẻ, Người nhà quê, Chuông rè, báo bằng tiếng Việt: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo…). Một số nhà xuất bản như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế)…đã phát hành nhiều sách tiến bộ.
+ Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926).
– Hoạt động của tư sản:
+ Từ năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
+ Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
+ Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, nhằm tranh thủ quần chúng.
– Ngoài ra còn có nhóm Nam phong và nhóm Trung Bắc tân văn hoạt động ở Bắc Kì, mở các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do buôn bán.
b. Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)
- Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
– Hoạt động:
+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra ngày 9/2/1930, trung tâm là thị xã Yên Bái, ở một số nơi có những hoạt động phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội…, nhưng cuối cùng bị quân Pháp phản công và dập tắt.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và sự thất bai của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản tại Việt Nam.
2. Phong trào theo khuynh hướng vô sản
a. Phong trào công nhân
– Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về số lượng. Dưới ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển thep phương hướng từ tự phát đến tự giác.
– Từ năm 1919 đến năm 1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu:
+ Năm 1922, có các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở công thương tư nhân ở Bắc Kì và công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
+ Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế.
+ Về tổ chức, năm 1920, có tổ chức Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng sáng lập ở Sài Gòn.
– Từ năm 1926 đến năm 1929:
+ Tháng 6 – 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập. Thông qua những hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh.
+ Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
+ Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị.
+ Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết hợp chặt chẽ với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều nhà máy, nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế.
ð Nhận xét:
Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng giác ngộ về chính trị, ý thức giai cấp ngày càng rõ rệt, đang đi dần vào cuộc đấu tranh có tổ chức.
Phong trào công nhân đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có sức quy
b, Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam.
- Viết báo, tuyên truyền lí luận cách mạng.
c, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
- Sự ra đời ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam nhưng ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ với nhau, làm cho lực lượng và sức mạnh của cách mạng bị phân tán. Điều đó không có lợi cho phong trào cách mạng.
ð Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam chúng tỏ sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng cứu nước vô sản ở Việt Nam. Mặc dù trong giai đoan 1919 – 1925, phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản đều phát triển mạnh mẽ, nhưng ở giai đoạn sau: 1926 – 1930, khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Sự thất bai của Việt Nam Quốc Dân đảng đánh đấu sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuôc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
- Theo hiệp ước Ba-li thì yếu tố nào dưới đây không được xem là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
- “ Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ hoạt động của
- Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế
- Bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là gì?
- Nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là
- Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là
- Hai xu hướng trong phong trào yêu nước khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về
- Điểm giống nhau cơ bản giữa ba loại hình chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961-1973) là gì?
- Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
- Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị (2-1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là gì?
- Nhận xét nào dưới đây đúng về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện
- Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới của Việt Nam là
- Điểm khác nhau trong nguyên tắc hoạt động của ASEAN và Liên Hợp quốc?
- Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là
- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai nước Xô-Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh là gì?
- Thành tựu quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn sau thế kỉ XX là
- Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930 có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam là
- Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay là
- Trong thời kỳ 1945-1954, cách mạng nước ta thực hiện nhiệm vụ chiến lược là
- Hình thức mặt trận thống nhất dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam (1930-1945) do ĐCSĐD lãnh đạo là
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, khuynh hướng vô sản thắng thế vì
- Việt Nam chuyển sang thời kỳ cách mạng XHCN trong cả nước từ sau khi
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954, chiến thắng nào của quân và dân ta được ghi nhận là “cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”?
- Để giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân ta đã được tập dượt qua các phong trào cách mạng
- Trong đường lối đổi mới đất nước , Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì
- Trong thời kỳ 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
- Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953-1954 là tiến công vào
- Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam là
- Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là
- Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia
- Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, nước nào ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa?
- Cuối thập kỉ 90, tổ chức nào là liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh?
- Đi đầu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ là
- Biến đổi cơ bản của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
- Mục tiêu cao nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là
- Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ nửa sau thế kỉ XX khởi đầu ở quốc gia nào?
- Nguyên tắc đổi mới của Đảng được đề ra trong Đại hội VI (1986) là
- Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?