YOMEDIA
NONE
  • Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…

    (Trích Tây Tiến- Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.88)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị có nhận xét gì về ngôn ngữ thơ ca của nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến? (5,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận đoạn thơ trong bài Tây Tiến và nhận xét về ngôn ngữ thơ ca của Quang Dũng trong tác phẩm.
      • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề nghị luận:
        • Cảm nhận đoạn thơ đầu trong bài Tây Tiến và nhận xét về ngôn ngữ thơ ca của Quang Dũng trong bài.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
        • Cảm nhận đoạn thơ
          • Thí sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo nhiều cách, nhiều góc tiếp cận song cần làm nổi bật được một số khía cạnh sau:
          • Về nội dung:
            • Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ chơi vơi, tha thiết, khắc khoải của nhân vật trữ tình về Tây Tiến, Tây Bắc, về đồng đội và một thời đã qua.
            • Theo dòng nhớ của tác giả, chặng đường hành binh Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở, hoang vu, xa ngái, vừa thơ mộng, trữ tình, huyền ảo, lãng mạn; đồng thời chất chứa biết bao thử thách, hiểm nguy, gian khổ, nhọc nhằn như cản từng bước hành quân của người lính.
            • Hình ảnh người lính Tây Tiến trên đường hành quân vừa hào hùng, kiêu dũng, vừa hào hoa, lãng mạn, dù trải qua vất vả, gian nan vẫn giữ tâm hồn tinh tế, rung động sâu sắc trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
          • Về nghệ thuật:
            • Thể thơ thất ngôn trường thiên (thể hành) được sử dụng rất thành công với cách ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh độc đáo.
            • Bút pháp lãng mạn, khai thác triệt để hiệu quả của thủ pháp tương phản, đối lập kết hợp với chất liệu từ hiện thực của cuộc hành binh Tây Tiến trên chiến trường.
            • Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu sức gợi và giàu tính nhạc, đặc biệt là các từ láy tượng hình, phép điệp, phép đối, biện pháp chuyển đổi cảm giác được sử dụng linh hoạt, đem đến hiệu quả nghệ thuật đặc sắc.
        • Nhận xét về ngôn ngữ thơ ca của nhà thơ Quang Dũng trong Tây Tiến
          • Thí sinh cần đưa ra nhận xét cụ thể, căn cứ vào văn bản bài thơ, lập luận chặt chẽ và hợp lý. Dưới đây là một vài gợi mở:
            • Ngôn ngữ sáng tạo, đặc biệt là về mặt từ ngữ với những sự kết hợp từ mới mẻ, đặc sắc, tác động mạnh mẽ vào cảm xúc và cảm giác của người đọc.
            • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi hình, biểu cảm, giàu chất tạo hình và tính nhạc đặc biệt trong cách hiệp vần, phối thanh, sử dụng từ láy…
            • Tây Tiến sử dụng kết hợp ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, ít nhiều mang tính khẩu ngữ, đậm chất lính tráng với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, tinh tế, chuẩn xác.
            • Sự kết hợp nhiều ngôn ngữ, thủ pháp linh hoạt của văn học, âm nhạc, tạo hình, hội họa…     
      • Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.
      • Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,…
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 59063

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON