Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 141062
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về chu trình các chất khí:
- A. Các chất tham gia vào chu trình có nguồn dự trữ từ vỏ trái đất.
- B. Phần lớn các chất tách ra đi vào phần lắng đọng gây thất thoát nhiều.
- C. Phần lớn các chất đi qua quần xã bị thất thoát và không hoàn lại cho môi trường.
- D. Phần lớn các chất tham gia vào quần xã ít bị thất thoát và hoàn lại cho môi trường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 141063
Cho hình ảnh sau về chu trình Nitơ:
- Các muối của nitơ được hình thành chủ yếu nhờ con đường vật lý và hóa học.
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối NO3- và NH4+
- Tác động của vi khuẩn nitơrat hóa là biến đổi Nitơ trong khí quyển từ về dạng muối NO3-
- Nitơ là nguyên tố luôn hiện diện xung quanh sinh vật vì vậy nó luôn được sử dụng trực tiếp.
- Nitơ được trả lại môi trường nhờ hoạt động của sinh vật nitơrit hóa.
- Hình thành nitơ bằng con đường con đường sinh học là chủ yếu.
Số nhận xét đúng:
- A. 3
- B. 2
- C. 5
- D. 6
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 141064
Cho các khu sinh học (biom) sau:
- Hoang mạc.
- Vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp.
- Các hồ nước nông.
- Các rạn san hô.
Khu sinh học nào nghèo nhất:
- A. (1) và (2).
- B. (1) và (3).
- C. (2) và (3).
- D. (3) và (4).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 141065
Đặc điểm của rừng là rộng rụng theo mùa là:
- A. Tập trung ở Xibêri, mùa đông dài, mùa hè ngắn, cây là kim chiếm ưu thế.
- B. Tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, chủ yếu là cây thường xanh.
- C. Tập trung ở Amazon, Công gô, Ấn Độ, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chủ yếu là cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ...
- D. Tập trung ở rìa bắc Châu Á, Châu Mỹ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thực vật chiếm ưu thế là rêu.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 141066
Các khu sinh học dưới nước gồm:
- Khu sinh học nước ngọt.
- Khu sinh học nước mặn.
- Khu sinh học nước đứng.
- Khu sinh học nước chảy.
- Khu sinh học ven bờ.
- Khu sinh học ngoài khơi.
Đáp án đúng là:
- A. (1) và (2).
- B. (3) và (4).
- C. (5) và (6).
- D. (1) và (3).
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 141067
Cho một số khu sinh học:
- Đồng rêu (Tundra).
- Rừng lá rộng rụng theo mùa.
- Rừng lá kim phương bắc (Taiga).
- Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
- A. (2) - (3) - (4) - (1).
- B. (2) - (3) - (1) - (4).
- C. (1) - (3) - (2) - (4).
- D. (1) - (2) - (3) - (4).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 141068
Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
- Có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Cho săn bắt, buôn bán các loại động vật quý hiếm.
- Giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường, các loài động thực vật hoang dã.
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 141069
Cho bảng số liệu sau về sự biến động thành phần loài và diện tích rừng ở nước ta:
Số lượng loài
Thực vật
Thú
Chim
Số lượng loài đã biết
14500
300
830
Số lượng loài bị mất dần
500
96
57
Năm
1943
1983
2005
Diện tích rừng (triệu ha)
14,3
7,2
12,7
Từ bảng số liệu trên, có một số nhận xét sau đây:
- Nước ta có thành phần loài đa dạng phong phú nhưng đang bị suy giảm.
- Diện tích rừng từ năm 1943 - 1983 bị thiệt hại nghiêm trọng nhưng sang đến năm 2005 lại có dấu hiệu phục hồi nguyên nhân chính là do điều kiện thiên nhiên nước ta thuận lợi, rừng tái sinh lại nhanh chóng.
- Sự suy giảm diện tích rừng đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học.
- Nguyên nhân chính của sự suy giảm rừng và thành phần loài là do con người tác động.
- Để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 141070
Cho các dữ kiện sau:
- Đây là sự kiện hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khởi xướng.
- Sự kiện này diễn ra vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.
- Sự kiện có hình logo được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu được cắt theo hình số 60 phía sau được thêm một dấu cộng.
- Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon gây hiệu ứng nhà kính
Từ các dữ kiện trên, hãy cho biết đây là sự kiện gì:
- A. Ngày môi trường thế giới.
- B. Ngày Trái Đất.
- C. Giờ Trái Đất.
- D. Ngày Người tiêu dùng xanh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 141071
Cho các nội dung sau về lĩnh vực bảo vệ môt trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay:
- Nghị định thư Kyoto là một nghị định của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Ngày Môi trường Thế giới là ngày 6/5.
- Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
- Mỗi năm, tình trạng thiếu nước sạch giết chết 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nguyên nhân chủ yếu là do người dân dùng nước cho sinh hoạt lãng phí.
- Việc khai thác cát trên sông Hồng và sông Sài Gòn góp phần khơi thông dòng chảy mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở hai bên bờ sông.
- Việc sử dụng bao nilon gây nhiều tác hại đến môi trường vì bao nilon dễ bị phân hủy tạo các hợp chất độc hại
Có bao nhiêu nội dung đúng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 141072
Nhóm tài nguyên vĩnh cửu bao gồm:
- A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều.
- B. Đất, nước, sinh vật.
- C. Khoáng sản, phi khoáng sản.
- D. Sinh vật, gió, thủy triều.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 141073
Các hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái:
- Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
- Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
- Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
- Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
- Bảo vệ các loài thiên địch.
- Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 5
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 141074
Cho các vấn đề nan giải ở các vùng trên thế giới:
Vùng
Vấn đề khó giải quyết
1. Nhiệt đới.
a. Cháy rừng, tài nguyên khoáng sản khai thác sắp cạn kiệt.
2. Ôn đới.
b. Diện tích rừng suy giảm, khung cảnh thiên nhiên thay đổi.
3. Hàn đới.
c. Tài nguyên nước thiếu hụt nghiêm trọng.
4. Hoang mạc.
d. Ô nhiễm môi trường nước và không khí do khí thải công nghiệp và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
5. Vùng núi.
e. Nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật quí hiếm do săn bắt trái phép, ít có người quản lí.
Hãy nối các thông tin lại với nhau cho phù hợp:
- A. 1-b, 2-d, 3-e, 4-c, 5-a.
- B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c, 5-e.
- C. 1-b, 2-d, 3-c, 4-a, 5-e.
- D. 1-a, 2-e, 3-d, 4-c, 5-b.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 141075
Ngày 23/8/2008, tờ báo online "Tuoitre.vn" đã đăng một bài báo với tiêu đề: Tây nguyên sẽ "chết" vì khai thác Bôxit, đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên?
- A. Khai thác Bôxit làm tổn thất quá lớn cho các nguồn tài nguyên khác.
- B. Gây ô nhiễm môi trường.
- C. Làm tàn phá khu canh tác và gây ảnh hưởng cho đời sống của người dân gần đó.
- D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 141076
Trong 2 ngày 24/8/2014 và 25/8/2014 tại địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xảy ra liên tiếp 2 vụ hỏa hoạn, làm thiệt hại 17 ha rừng:
- Vụ thứ nhất xảy ra hồi 10h30ph ngày 24/8.
- Vụ thứ hai xảy ra vào 12h30ph ngày 25/8.
Đâu là tác hại của sự kiện trên:
- Gây mất cân bằng sinh thái.
- Làm tổn thất nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt quan trọng là tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật.
- Có khả năng gây ra xói mòn đất.
- Làm mất đi nơi cư ngụ của một số loài.
- Ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu và hiệu ứng nhà kính.
- A. Chỉ có (2) và (4).
- B. Chỉ có (1), (5) và (3).
- C. Chỉ có (2), (3) và (4).
- D. Tất cả các ý đều đúng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 141077
Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất cho hệ sinh thái biển là các tai nạn hàng hải, khai mỏ làm tràn dầu trên bề mặt biển. Ngày 20/4/2010 dàn khoan dầu của hãng BP- Anh bất ngờ bị phát nổ làm hơn 11 công nhân bị thương và 750.000 tấn dầu loang ra hơn 9000 trên biển.
Có bao nhiêu nguyên nhân làm cho sự việc trên có sức ảnh hưởng lớn lên hệ sinh thái biển?
- Tràn dầu thường gây ra tử vong cho các sinh vật biển như cá, cua, hải cẩu, chim cánh cụt,... làm ô nhiễm môi trường nước biển và không khí.
- Gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch biển ở các vùng bị tràn dầu.
- Gây thất thoát tài nguyên dầu.
- Gây xói mòn bờ biển.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn phải các động vật biến nhiễm dầu.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 141078
Có rất nhiều biện pháp cho sự bền vững, giải pháp nào sau đây không phải là một trong những giải pháp bền vững:
- A. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên và nhân tạo.
- B. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
- C. Giảm tới mức tối thiểu quá trình khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho công nghiệp mà thay vào đó là khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp.
- D. Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, tái sinh các hệ sinh thái bị tàn phá.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 141079
Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào?
- A. Bón phân hóa học bổ sung đạm.
- B. Trồng cây một năm.
- C. Trồng cây lâu năm.
- D. Trồng cây họ Đậu.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 141080
Cho các hoạt động sau của con người:
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tái sinh.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
- Khai thác sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản.
Các hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững là:
- A. (1), (2).
- B. (2), (3).
- C. (1),(2),(4).
- D. (3),(4).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 141081
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo, không có mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực nhiệt độ trung bình dao động từ 23 - 28°C, thời tiết được chia làm 2 mùa mưa và khô. Thảm thực vật tại Hoàng Sa rất đa dạng và phong phú nhưng đa phần:
- A. Có nguồn gốc từ duyên hải miền trung Việt Nam.
- B. Có sự khác biệt lớn đối với trên đất liền Việt Nam.
- C. Có nguồn gốc từ đồng bằng bắc bộ.
- D. Thảm thực vật rất đa dạng với rất nhiều loài động thực vật đặc hữu.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 141082
Hệ sinh thái dưới biển thường được phân thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp, trong khi tầng dưới lại không có năng suất này, nhân tố sinh thái chính dẫn đến sự sai khác đó là:
- A. Nhiệt độ.
- B. Ánh sáng.
- C. Hàm lượng oxi trong nước biển.
- D. Hàm lượng muối trong nước biển.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 141083
Các nhà sinh thái học cho rằng, tổng sinh khối của các sinh vật dưới biển cao hơn nhiều lần so với tổng sinh khối của các động vật trên cạn, giải thích được cho là không đúng về khẳng định trên là:
- A. Do nước biển có tổng diện tích chiếm gần 3/4 diện tích trái đất nên có tổng sinh khối lớn hơn so với tổng sinh khối của sinh vật trên cạn.
- B. Sinh vật ở biển sống trong môi trường nước nên được nước nâng đỡ vì vậy tốn ít năng lượng cho việc sinh công và di chuyển.
- C. Sinh vật ở cạn bị mất nhiều năng lượng hơn cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.
- D. Nước biển là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nên các loài sinh vật rất dễ hấp thu các chất dinh dưỡng vì vậy tổng sinh khối cao hơn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 141084
Nhóm sinh vật nào dưới đây không có mặt trong quần xã thì chu trình sinh địa hóa và trao đổi vật chất tự nhiên vẫn diễn ra bình thường:
- A. Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật.
- B. Sinh vật sản xuất và động vật ăn thực vật.
- C. Sinh vật phân giải và động vật ăn động vật.
- D. Sinh vật phân giải.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 141085
Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái?
- A. Nhân tố khí hậu
- B. Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
- C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
- D. Cây xanh và nhóm sinh vật phân hủy.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 141086
Khi nói về các hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên...
- B. Hệ sinh thái nước mặn vùng ven biển bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô...
- C. Hệ sinh thái nước ngọt được chia làm 2 loại.
- D. Theo vị trí phân bố trên đất liền và đại dương hệ sinh thái được chia làm 3 loại: hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước lợ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 141087
Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái:
- Động vật ăn động vật.
- Động vật ăn thực vật.
- Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là:
- A. (2) - (3) - (1).
- B. (1) - (2) - (3).
- C. (1) - (3) - (2).
- D. (3) - (2) - (1).
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 141088
Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
- B. Các loài trong chuỗi thức ăn có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- C. Năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thất thoát đến 90%.
- D. Chuỗi thức ăn thường không dài quá 7 mắt xích.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 141089
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản.
- B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
- C. Trong một chuỗi thức ăn mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
- D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 141090
Cho các hệ sinh thái sau đây:
- Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.
- Một bể cá cảnh.
- Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
- Rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
- Đồng ruộng.
- Thành phố.
- Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.
Hệ sinh thái nhân tạo gồm:
- A. (1), (3), (5), (7).
- B. (2), (3), (4), (6), (7).
- C. (2), (3), (5), (6).
- D. (3), (5), (6), (7).
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 141091
Để thu được năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài:
- A. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.
- B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.
- C. Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.
- D. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 141092
Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần năng suất sơ cấp trong các hệ sinh thái dưới đây:
- Rừng lá kim ôn đới bắc Bán Cầu.
- Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
- Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới.
- Savan
- Đồng rêu Bắc cực.
- Hoang mạc cận nhiệt đới.
- A. 6 → 5 → 1 → 4 → 3 → 2
- B. 6 → 5 → 4 → 3 → 2 → 1
- C. 2 → 3 → 4 → 1 → 5 → 6
- D. 2 → 3 → 6 → 5 → 4 → 1
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 141093
Gấu Bắc cực sử dụng hải mã làm thức ăn. Đồng thời hải mã lại ăn thịt con hàu - một loài chuyên lọc phytoplankton (là một loài thực vật phù du) trong nước làm thức ăn. Trong ví dụ trên, động vật tiêu thụ thứ sơ cấp là:
- A. Con hàu
- B. Hải mã
- C. Gấu Bắc Cực
- D. Phytoplankton
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 141094
Cho các thông tin sau về vấn đề khai thác - bảo vệ hệ sinh thái rừng:
Biện pháp
Hiệu quả
1. Trồng rừng.
a. Tránh việc đốt rừng làm nương rẫy... góp phần bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn.
2. Vận động dân tộc ít người sống định canh, định cư.
b. Thúc đẩy toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
3. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
c. Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, giúp cân bằng hệ sinh thái.
4. Xây dựng kế hoạch khai thác rừng hiệu quả, bền vững.
d. Cung cấp gỗ củi dùng trong sinh hoạt, phát triển công nghiệp, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt...
5. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ rừng.
e. Hạn chế mức độ khai thác, tránh khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên.
6. Ngăn chặn nạn phá rừng.
f. Bảo vệ rừng, nhất là rừng nguyên sinh.
Trong các tổ hợp ghép đôi của các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
- A. 1-f, 2-b, 3-c, 4-e, 5-a, 6-d.
- B. 1-d, 2-a, 3-c, 4-e, 5-b, 6-f.
- C. 1-d, 2-a, 3-f, 4-e, 5-b, 6-c.
- D. 1-f, 2-a, 3-d, 4-e, 5-b, 6-c.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 141095
Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng của loại khí nào sau đây?
- A. Khí Neon
- B. Khí Cacbon
- C. Khí nitơ
- D. Khí Heli
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 141096
Vi sinh vật gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh, chúng giữ vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Trong nông nghiệp thuốc trừ sâu ở liều lượng thích hợp ít tác động đến quần thể vi sinh vật trong đất, đôi khi ở liều lượng này còn kích thích vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên ở liều lượng cao, thời gian dài thuốc trừ sâu lại ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản đến hệ vi sinh vật trong đất, đặc biệt là kích thước và mật độ của những quần thể vi sinh vật này. Từ những dữ kiện trên hãy cho biết phát biểu nào sau đây không hợp lý?
- A. Khi dùng thuốc trừ sâu, kích thước quần thể vi sinh vật luôn luôn giảm dần xuống dưới mức tối thiểu thì diệt vong.
- B. Khi dùng thuốc trừ sâu, một mặt mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, song lại gây mất cân bằng sinh thái ruộng do làm mất dần đi nhóm vi sinh vật phân giải.
- C. Khi dùng thuốc trừ sâu đúng liều lượng, chỉ dẫn, hệ sinh thái ruộng vẫn duy trì ở trạng thái cân bằng do lượng nhỏ vi sinh vật mất đi sẽ được bù đắp qua quá trình sinh sản.
- D. Vi sinh vật trong đất là một mắt xích trong chu trình sinh địa hóa diễn ra trong ruộng nên có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái ruộng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 141097
Cho các dạng tài nguyên sau:
- Thiếc ở tĩnh túc - Cao Bằng.
- Vàng ở Bắc Kạn
- Năng lượng mặt trời, thủy triều...
- Hạc cổ trắng, trăn gấm, cây gỗ đỏ, cây dây lông... ở vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai.
- Hồ nước ở Hòa Bình, hệ thống sông Hồng.
Có bao nhiêu dạng là tài nguyên tái sinh?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 141098
Rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào mấy giải pháp trong các giải pháp dưới đây?
- Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế.
- Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
- Khai thác và sử dụng triệt để các loài sinh vật đang sinh sống trong rừng.
- Tích cực trồng rừng để cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dược liệu... cho đời sống và phát triển kinh tế.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 141099
Quá trình biến đổi năng lượng Mặt trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật:
- A. Sinh vật phân giải.
- B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
- C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
- D. Sinh vật sản xuất.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 141100
" Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên".
Ý nghĩa của câu ca dao đó liên quan đến chu trình vật chất nào sau đây:
- A. Chu trình cacbon.
- B. Chu trình nito.
- C. Chu trình nước.
- D. Chu trình photpho.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 141101
Trong một khu rừng có nhiều loại cây lớn, những cây lớn giúp bảo vệ những cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật sống trong rừng sử dụng thức ăn là các loài thực vật hoặc loại động vật khác. Tất cả các sinh vật trong rừng tác động lẫn nhau và tác động đến môi trường sống. Các dữ kiện trên đang đề cập đến:
- A. Lưới thức ăn.
- B. Quần xã.
- C. Hệ sinh thái.
- D. Chuỗi thức ăn.