Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 141256
Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn:
- A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
- B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
- D. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 141259
Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh:
- A. Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hóa học đã được tạo nên từ những chất vô cơ theo con đường hoá học.
- B. Trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các đại phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.
- C. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
- D. Sinh vật đầu tiên đã hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 141261
Nhận xét nào sau đây đúng?
- A. Mầm mống sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành.
- B. Quá trình tiến hóa học trải qua 3 bước.
- C. Trong khí quyển nguyên thủy chứa khí: Nitơ, Ôxi, CO2, khí NH3.
- D. Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 141263
Quá trình tiến hóa dẫn tới sự hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào?
- A. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
- B. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
- C. Hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời.
- D. Tia tử ngoại và năng lương sinh học.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 141266
Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
- A. Axit nuclêic và prôtêin.
- B. Axit amin và prôtêin.
- C. Prôtêin và lipit.
- D. Axit amin và axit nuclêic.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 141270
Quá trình tiến hóa trên trái đất có thể chia làm các giai đoạn:
- A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
- B. Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học.
- D. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 141271
Từ hợp chất vô cơ đã hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên nhờ:
- A. Hoạt động của hệ enzim xúc tác.
- B. Các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sấm sét, sự phân rã các chất phóng xạ.
- C. Dung nham trong lòng đất.
- D. Mưa axit.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 141273
Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào?
- A. Tiến hóa hóa học.
- B. Tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tiến hóa sinh học.
- D. Tiến hóa xã hội.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 141275
Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa học. Những nhận xét không đúng là:
- Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O.
- Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.
- Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.
- Sự xuất hiện của đại phân tử ADN, ARN chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.
- ARN là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử ADN.
- A. (3), (4).
- B. (2), (5).
- C. (2), (4).
- D. (3), (5).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 141278
Ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì:
- A. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
- B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ tổng hợp.
- C. Không tổng hợp được các hạt Côaxecva trong điều kiện hiện tại.
- D. Không đủ điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được tạo ra bên ngoài cơ thể sẽ lập tức bị phân hủy.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 141280
Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là:
- A. Hình thành nên các Côaxecva.
- B. Hình thành nên các protobiont.
- C. Hình thành nên tế bào Prokaryote.
- D. Hình thành nên tế bào Eukaryote
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 141282
Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thủy?
- A. Mêtan (CH4)
- B. Hơi nước (H2O)
- C. Ôxi (O2)
- D. Xianôgen (C2N2)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 141285
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?
- Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
- Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
- Dáng đứng thẳng.
- Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
- Có lồi cằm.
- Chi năm ngón.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 141287
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục.
- B. ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ.
- C. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu.
- D. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 141289
Cho các nhận xét sau:
1. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
2. Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có ít N2 nhiều O2 và các hợp chất chứa Cacbon.
3. Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
4. Những cá đầu thể sống tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
5. Các hạt Côaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
6. Đại dương là môi trường lý tưởng để tạo nên các hạt Côaxecva.
7. Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
8. Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 141291
Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học?
- A. Sự xuất hiện của các enzim.
- B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.
- C. Sự tạo thành các Côaxecva.
- D. Sự hình thành nên màng lipôprôtêin.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 141293
Thí nghiệm của S. Miller đã chứng minh:
- A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy.
- B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy trong điều kiện sinh học.
- C. Các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành nhờ con đường tổng hợp sinh học.
- D. Ngày nay các hợp chất hữu cơ phổ biến vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 141295
Phát biểu không đúng về sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất?
- A. Sự xuất hiện của sự sống được đánh dấu bằng sự kiện: có sự tương tác của các đại phân tử hữu cơ có khả năng nhân đôi với môi trường.
- B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành bằng con đường hóa học.
- C. Chọn lọc tự nhiên không tác động vào giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào xuất hiện.
- D. Quá trình tiến hóa hóa học trải qua 3 giai đoạn nhỏ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 141296
Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?
- A. Sinh sản và di truyền.
- B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
- C. Tổng hợp và phân giải các chất.
- D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 141298
Thuộc tính nào dưới đây không phải là thuộc tính của Côaxecva?
- A. Có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ trong dung dịch.
- B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại.
- C. Có khả năng phân chia thành những giọt nhỏ dưới tác dụng cơ giới.
- D. Là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 141299
Thực chất của quá trình tiến hóa tiền sinh học là hình thành:
- A. Mầm mống của sự sống.
- B. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
- C. Prôtêin và axit Nuclêic từ các chất hữu cơ.
- D. Các chất hữu cơ và vô cơ từ các nguyên tố nổi lên trên bề mặt thạch quyển nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 141300
Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng trôi dạt lục địa?
- A. Đã gây nên những cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật.
- B. Gây nên sự biến đổi mạnh mẽ điều kiện khí hậu.
- C. Là sự kiện đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của sự phát sinh các loài sinh vật mới.
- D. Làm thay đổi một cách mạnh mẽ cấu tạo của các loài sinh vật mới.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 141303
Ý nào sau đây không phải là một trong các bước hình thành sự sống đầu tiên trên trái đất bằng con đường hoá học?
- A. Hình thành các đơn phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ.
- B. Trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử.
- C. Hình thành nên tế bào nhân sơ.
- D. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 141305
Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
- A. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.
- B. Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn luôn ổn định qua các thế hệ.
- C. Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của hợp chất cacbon dẫn đến sự hình thành hệ tương tác các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
- D. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 141308
Sự sống phát tán từ dưới nước lên trên cạn vào giai đoạn nào của quá trình tiến hóa:
- A. Tiến hóa hóa học.
- B. Tiến hóa sinh học.
- C. Tiến hóa tiền sinh học.
- D. Sự sống được bắt đầu ngay từ trên cạn, vì vậy không có sự di cư từ dưới nước lên cạn.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 141310
Thực nghiệm đã chứng minh được ARN xuất hiện trước khi xuất hiện ADN,và chúng có khả năng nhân đôi mà không cần xúc tác, sau này vai trò xúc tác của ARN được chuyển cho:
- A. Prôtein.
- B. ADN.
- C. Axit amin.
- D. Vẫn giữ vai trò là chất xúc tác.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 141313
Cho các phát biểu sau về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Hóa thạch là sự hóa thành đá của các sinh vật.
- B. Có những xác sinh vật được giữ nguyên trong tảng băng hà vẫn được gọi là hóa thạch.
- C. Dựa vào hóa thạch con người có thể xác định tuổi cũng như thời kì phát sinh, diệt vong của một loài sinh vật cụ thể nào đó.
- D. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 141314
Cho các nhận xét sau:
- Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá.
- Thời gian bán rã của C14 là khoảng 5730 năm.
- Khi nghiên cứu tuổi địa tầng bằng thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ, sai sót là trên 10%.
- Người ta sử dụng 2 loại đồng vị phóng xạ là C12 và U238 để tính tuổi địa tầng.
- Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Lớp vỏ trái đất không thống nhất mà được chia thành từng vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 141315
Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng?
- A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng tới sự phát triển của băng hà.
- B. Mặt đất có thể bị nâng lên hoặc sụt xuống do đó nước biển rút ra xa hay tiến sâu vào bờ.
- C. Các đại lục địa có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền.
- D. Chuyển động của quá trình tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục địa.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 141316
Cho biết đâu là hóa thạch trong các ví dụ cho dưới đây:
- Xác của các vị vua được giữ trong kim tự tháp Ai Cập.
- Xác sinh vật hóa đá trong lòng đất.
- Xác voi ma mút được giữ nguyên trong các tảng băng hà.
- Những vật dụng của người cổ đại như búa rìu.
- Những cây gỗ hóa đá ở Tây Nguyên.
- Xác sâu bọ được giữ nguyên màu sắc, hình dáng trong lớp nhựa hổ phách.
- A. (2), (3), (5), (6).
- B. (2), (3), (4).
- C. (1),(4),(5),(6).
- D. (3),(5),(6).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 141318
Cho các nhận xét sau, các nhận xét không đúng là:
- Một số nhà sinh vật học đã tìm thấy ở trên vùng núi cao hóa thạch sinh vật biển, chứng tỏ nơi đây ngày xưa đã từng là biển.
- Để xác định tuổi của lớp đất tương đối mới, người ta thường đo chu kì bán rã của Urani phóng xạ.
- Thời gian phân rã của đồng vị phóng xạ là thời gian mà 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định lượng chất phóng xạ trong mẫu sẽ phân rã chỉ còn một nửa.
- Để xác định độ tuổi tương đối của hóa thạch, người ta đo chu kì phân rã của các chất phóng xạ như Urani, C14, C12
- Để xác định độ tuổi tuyệt đối của hóa thạch người ta dùng phương pháp địa tầng học.
- Nơi nào có nhiều hóa thạch than đá chứng tỏ nơi này xưa kia từng là rừng cây phát triển.
- A. (1), (3), (6).
- B. (2), (4), (5).
- C. (2), (3), (6).
- D. (1), (4), (5).
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 141319
Căn cứ vào đặc điểm nào của đồng vị phóng xạ để xác định tuổi của hóa thạch:
- A. Đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
- B. Đồng vị phóng xạ có trong lớp đất đá chứa hóa thạch.
- C. Đồng vị phóng xạ phân rã một cách đều đặn và không phụ thuộc vào môi hường.
- D. Cả 3 phương án trên.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 141321
Người ta chia giai đoạn phát triển của trái đất thành:
- A. 6 đại và 12 kỉ.
- B. 5 đại và 12 kỉ.
- C. 6 đại và 11 kỉ.
- D. 5 đại và 11 kỉ.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 141323
Mô tả nào dưới đây về lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất là không đúng?
- A. Trong kỉ Cambri (cách đây khoảng 542 triệu năm) lượng ôxi trên trái đất về cơ bản là giống như lượng ôxi trên trái đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật ngày nay được phát sinh trong thời kì này.
- B. Trong kỉ Cambri lượng ôxi trên trái đất bằng 5% lượng ôxi trên trái đất hiện nay và một số ngành động vật như ngày nay được phát sinh từ thời kì đó.
- C. Thực vật có mạch xuất hiện đầu tiên vào kỉ Đêvon (cách đây khoảng 409 triệu năm).
- D. Bò sát khổng lồ đầu tiên xuất hiện vào kỉ Pecmi (cách đây khoảng 290 triệu năm).
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 141326
Sự sống từ dười nước di chuyển lên cạn vào kỉ nào? Và điều kiện nào giúp cho sự kiện này xảy ra?
- A. Kỉ Silua, do hoạt động quang hợp tạo ra oxi phân tử và hình thành lớp ôzôn làm màn chống tia tử ngoại.
- B. Kỉ Silua, do nước biển rút nhanh, buộc động vật phải thích nghi với đời sống trên cạn.
- C. Kỉ Cacbon, do hoạt động quang hợp tạo ra oxi phân tử và hình thành lớp ôzôn làm màn chống tia tử ngoại.
- D. Kỉ Cacbon, do nước biển rút nhanh, buộc động vật phải thích nghi với đời sống trên cạn.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 141328
Băng hà trong lịch sử sinh giới xuất hiện đầu tiên ở kỷ nào:
- A. Kỉ Pecmi.
- B. Kỉ Cacbon.
- C. Kỉ Silua.
- D. Kỉ Ôcđôvic.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 141330
Cho các sự kiện sau:
1. Tích lũy ôxi khí quyển.
2. Trái đất được hình thành.
3. Phát sinh nhóm ngành động vật.
4. Phân hóa tảo.
5. Xuất hiện thực vật có hoa.
6. Động vật lên cạn.
7. Bò sát cổ ngự trị.
8. Phát sinh thú và chim.
Có bao nhiêu sự kiện xuất hiện trong đại Nguyên Sinh?
- A. 1
- B. 4
- C. 6
- D. 8
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 141332
Ý nghĩa của việc nghiên cứu hóa thạch là:
- A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
- B. Suy được tuổi của lớp đất đá chứa chúng.
- C. Là tài liệu nghiên cứu lịch sử trái đất.
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 141333
Trong số các phát biểu sau đây, những phát biểu đúng là:
- Tên của kỉ Cacbon và Kreta được đặt theo tên của loại đá điển hình ở kỉ đó.
- Tên của kỉ Đêvon và kỉ Jura được đặt theo tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc ki đó.
- Sự phát sinh của sinh giới luôn diễn ra một cách chậm chạp và theo sau sự phát sinh của điều kiện khí hậu địa chất.
- Khi trái đất mới bắt đầu hình thành, sự sống đã nảy nở.
- Sau khi có sự tuyệt chủng hàng loạt một số cá thể may mắn sống sót sẽ tiếp tục sinh sản tăng lên về mặt số lượng và di truyền những đặc điểm của tổ tiên cho con cháu của mình.
- Chim và thú được phát sinh ở kỉ Tam Điệp, đại Trung Sinh.
- A. (3), (2), (6).
- B. (1), (2), (5).
- C. (3),(4),(5).
- D. (1), (2), (6).
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 141334
Cho các sự kiện sau:
- Ở kỷ Silua mực nước biển dâng cao và xuất hiện thực vật có mạch.
- Kỷ Cambri có sự phân hóa lớp tảo.
- Ở kỷ Cacbon có sự xuất hiện của thực vật có hạt.
- Kỷ Jura là thời kỳ hưng thịnh của động vật bò sát cổ.
- Kỷ Kreta (Phấn Trắng) là thời điểm xuất hiện của thực vật có hoa.
- Trong đại Thái Cổ Trái Đất được hình thành.
- Kỷ Đệ Tứ có sự xuất hiện loài người.
- Ở kỷ Ôcđôvic và Pecmi có quá trình băng hà.
Có bao nhiêu sự kiện đúng?
- A. 1
- B. 3
- C. 6
- D. 8