Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 149635
Intron là:
- A. Đoạn gen không mã hóa axit amin.
- B. Đoạn gen mã hóa axit amin.
- C. Đoạn gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
- D. Gen phân mảnh xen kẽ với các exôn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 149636
Ở ADN mạch kép, số nuclêôtit loại A luôn bằng số nuclêôtit lại T, nguyên nhân là vì:
- A. Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
- B. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
- C. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn.
- D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm trong nhân tế bào.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 149637
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen cấu trúc là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
(2) Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh.
(3) Bộ ba AUG quy định mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân thực.
(4) Mã di truyền có tính thoái hóa nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại axit amin trừ UAA và UGG.
(5) Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
(6) Gen cấu trúc là những gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
Những phát biểu đúng là:
- A. (1), (4).
- B. (2), (6).
- C. (2), (3), (5).
- D. (4), (6).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 149638
Sự khác nhau chủ yếu giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:
- A. Gen cấu trúc tổng hợp ra các sản phẩm như protein trong khi gen điều hòa không tổng hợp ra sản phẩm.
- B. Chức năng của sản phẩm.
- C. Cấu trúc của gen.
- D. Tất cả đều sai.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 149639
Dựa vào hình ở câu 20 và cho biết ghi chú nào dưới đây là đúng?
- A. 2- ADN pôlimeraza, 5- enzim nối ligaza.
- B. 5- Đoạn Okazaki, 3- đoạn mồi.
- C. 1- ADN pôlimeraza, 5- mạch khuôn.
- D. 1- enzim tháo xoắn, 6- ADN pôlimeraza
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 149640
Dựa vào hình trên ta nhận thấy trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là:
- A. Mạch được kéo dài theo chiều 5’ đến 3’ so với chiều tháo xoắn.
- B. Mạch có chiều 5’ đến 3’so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
- C. Mạch có chiều 3’ đến 5’so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
- D. Mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 149641
Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng một lần ở sinh vật nhân thực giúp:
- A. Sự nhân đôi diễn ra chính xác.
- B. Sự nhân đôi khỏi diễn ra nhiều lần.
- C. Sự nhân đôi diễn ra nhanh chóng.
- D. Tiết kiệm nguyên liệu, enzim và năng lượng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 149642
Đoạn Okazaki là:
- A. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi.
- B. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn ADN trong quá trình nhân đôi.
- C. Đoạn ADN được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
- D. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 149643
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:
- A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
- B. Nucleotit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polipeptit.
- C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
- D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 149644
Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi đó tốc độ sao chép ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do:
- A. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.
- B. Ở nấm men có nhiều loại enzim ADN pôlimeraza hơn E.Coli.
- C. Cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.
- D. Hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 149645
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về:
1. Chiều tổng hợp.
2. Các enzim tham gia.
3. Thành phần tham gia.
4. Số lượng các đơn vị nhân đôi.
5. Nguyên tắc nhân đôi.
- A. 1, 2.
- B. 2, 3.
- C. 2, 4.
- D. 3, 5.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 149646
Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN- pôlimeraza có chức năng:
- A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.
- B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3'- OH.
- C. Nối các đoạn Okazaki với nhau.
- D. Tháo xoắn phân tử ADN.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 149647
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
- B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
- C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
- D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 149648
Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim pôlimeraza trong quá trình nhân đôi là đúng?
- A. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
- B. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
- C. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp hai mạch cùng một lúc.
- D. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp hai mạch cùng một lúc.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 149649
Bệnh già trước tuổi (progeria) ở người hậu quả làm 1 đứa trẻ 9 tuổi có bề ngoài và chức năng sinh lí giống như 1 ông già 70 tuổi. Khi tách ADN của 1 bệnh nhân, người ta thấy có nhiều mảnh phân tử ADN nhỏ thay vì 1 phân tử ADN lớn. Nguyên nhân là do trong tế bào của người mắc bệnh này thiếu enzim:
- A. Topoisomeraza
- B. ARN pôlimeraza
- C. ADN ligaza
- D. ADN pôlimeraza
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 149650
Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN:
(1) Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(2) ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
(3) Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
(4) Có sự tham gia của nhiều loại ADN pôlimeraza gống nhau.
(5) Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.
Đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực là:
- A. (1), (2), (3), (5)
- B. (2), (3), (5)
- C. (1), (2), (3), (4)
- D. (1), (2), (3)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 149651
Enzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN?
- A. Ligaza.
- B. Gyrase.
- C. Endonucleaza.
- D. ADN pôlimeraza.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 149652
Quá trình nhân đôi tuân theo những nguyên tắc nào?
- A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn.
- B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
- C. Nguyên tắc bổ sung.
- D. Nguyên tắc bán bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 149653
Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nucleotit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Nhận xét đúng là:
- A. (1), (2), (3).
- B. (2), (3), (4).
- C. (2), (4), (5)
- D. (3), (4), (5).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 149654
Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
- A. ARN pôlimeraza
- B. Enzim mồi
- C. ADN pôlimeraza
- D. ADN ligaza
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 149655
Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
- B. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
- C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.
- D. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỷ lệ A/G.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 149656
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ g 3’.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
- A. (1), (2), (3), (4), (5).
- B. (1), (2), (4), (5), (6).
- C. (1), (3), (4), (5), (6).
- D. (1), (2), (3), (4), (6).
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 149657
Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
- A. Tháo xoắn phân tử ADN.
- B. Nối các đoạn Okazaki với nhau.
- C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
- D. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 149659
Mỗi ADN con sau khi nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nucleotit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:
- A. Bổ sung.
- B. Bán bảo tồn.
- C. Bổ sung và bán bảo tồn.
- D. Bổ sung và bảo tồn.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 149661
Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E.Coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 149663
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã.
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ -5’.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’-5’'.
(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:
- A. (1) → (4) → (3) → (2)
- B. (1) → (2) → (3) → (4)
- C. (2) → (1) → (3) → (4)
- D. (2) → (3) → (1) → (4)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 149665
Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là:
- A. Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.
- B. Trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hidro và liên kết cộng hóa trị.
- C. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN).
- D. Tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 149667
tARN có bộ ba đối mã(anticodon) là 5’UAX3’ làm nhiệm vụ vận chuyển axit amin có tên là:
- A. Prolin.
- B. Tritophan.
- C. Mêtionin.
- D. Không có loại tARN này.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 149669
Cho các phát biểu sau:
(1) mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
(2) mARN có cấu tạo mạch thẳng.
(3) Ở đầu 3’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần codon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.
(4) Loại ARN trong cơ thể bền vững nhất là mARN.
(5) Tất cả các ADN dạng sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.
(6) Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn.
(7) tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp protein).
(8) Phân tử mARN và tARN đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
- A. 2
- B. 3
- C. 1
- D. 4
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 149671
Điều nào sau đây không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ?
- A. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit.
- B. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polipeptit.
- C. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và mARN trưởng thành.
- D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 149674
Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)?
- A. mARN.
- B. tARN.
- C. rARN.
- D. tARN và mARN.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 149675
Các loại bazơ nitơ có trong cấu trúc của phân tử ARN là:
- A. Ađênin, Xitozin, Timin, Guanin.
- B. Ađênin, Xitozin, Uraxin, Timin.
- C. Ađênin, Xitozin, Uraxin, Guanin.
- D. Xitozin, Uraxin, Timin, Guanin.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 149677
Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng điều hòa nằm ở:
- A. Đầu 5’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hòa phiên mã.
- B. Đầu 3’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã
- C. Đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
- D. Đầu 3’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hòa phiên mã.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 149678
Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?
- A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
- B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
- D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 149680
Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
- A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A bắt đôi với U, T bắt đôi với A,G bắt đôi với X và ngược lại) theo chiều từ 3’ đến 5’.
- B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
- C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
- D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A bắt đôi với U, T bắt đối với A, G bắt đối với X và ngược lại) theo chiều từ 5’ đến 3’.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 149681
Trong quá trình phiên mã của một gen:
- A. Nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.
- B. Chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
- C. Nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã.
- D. Có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 149682
Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:
- A. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
- B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
- C. Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza.
- D. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 149686
Trong tế bào, hàm lượng rARN luôn cao hơn mARN là do:
- A. rARN có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn.
- B. số gen quy định tổng hợp nhiều hơn mARN.
- C. số lượng rARN được tổng hợp nhiều hơn mARN.
- D. rARN có nhiều vai trò quan trọng hơn mARN.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 149688
Điều nào không đúng khi nói về quá trình hoàn thiện ARN?
- A. Các ribôzym có thể hoạt động trong quá trình cắt nối ARN.
- B. Các nucleotit có thể được bổ sung vào cả hai đầu của tiền mARN
- C. ARN sơ cấp thường dài hơn so với phân tử mARN rời khỏi nhân tế bào.
- D. Các exôn được cắt khỏi mARN trước khi phân tử này rời khỏi nhân tế bào.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 149689
Cho các phát biểu sau về sinh vật nhân thực:
1. Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài gen mã hóa tương ứng.
2. Phân tử ADN chỉ có 1 mạch làm khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa.
3. Nhiều chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp từ một phân tử mARN trưởng thành duy nhất.
4. Một chuỗi polipeptit có thể được tổng hợp bởi nhiều riboxom.
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4