YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017

Tải về
 
NONE

Sau khi tổng hợp những kiến thức cơ bản của chương trình GDCD lớp 12, Hoc247 xin giới thiệu tới các em học sinh bộ Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017. Bộ đề cương này bao gồm nội dung kiến thức từ bài 6 đến bài 10 và 200 câu trắc nghiệm có đáp án giúp các em có thể ôn thi dễ dàng. 

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

 

A. LÝ THUYẾT

BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

  • Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng, do nghi ngờ không có căn cứ, tự tiện bắt, giam giữ người trái pháp luật.
  • Cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự.
  • Pháp luật quy định rõ có 3 trường hợp bắt, giam, giữ người theo quy định của pháp luật.
    • Trường hợp 1: Bắt người chỉ tiến hành khi có quyết định của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, Tòa án.
    • Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp..
    • Việc bắt người khẩn cấp cũng cần phải có phê chuẩn của VKS
    • Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  • Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
    • Là quyền quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống, liên quan đến hoạt động của cơ quan Nhà nước, mối quan hệ Nhà nước và công dân.
    • Ngăn chặn hành vi bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
    • Bảo vệ quyền con người, người công dân được sống trong một xã hội công bằng, văn minh.

2. Quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

  • Trong điều 6 bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạnh sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
  • Không ai được xâm phạm tới tính mạng sức khỏe của người khác
  • Không ai được đánh người, giết người, đe dọa giết người, làm chết người, dùng bạo lực, đe dọa dùng bạo lực để thực hiện những hành vi đồi bại như xâm phạm tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm
  • Không ai được xâm phạm tới Danh dự và nhân phẩm của người khác:
  • Những hành vi bịa đặt, vu khống, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây Thiệt hại về danh dự cho người đó đều bị xem là những hành vi vi phạm pháp luật
  • Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
    • Xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Qua đó tính mạng. Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Xuất phát từ mục đích họat độngcủa Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền XHCN

3. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân

  • Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép.
  • Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan Nhà nước có thẫm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người, và trong trường hợp này việc khám xét cũng không phải là tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục, do pháp luật quy định
  • Nội dung:
    • Theo quy định của pháp luật, việc cá nhân tổ chức tự tiện vào chổ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau :
    • Khi có tội phạm đang trốn  hoặc người đang có lệnh truy nả
    • Khi khẳng định trong đó có tàng trữ công cụ, phương tiệnđể thực hiện phạm tội hoặc tài liệu có liên quan đến vụ án
  • Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân
  • Nhằm bảo đảm cho Công dân – con người có đựơc cuộc sốn tự do trong một XH dân chủ, văn minh
  • Công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

B. CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1. Không ai bị bắt nếu

A. Không có sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

B. Không có sự  chứng kiến của đại diện gia đình  bị can bị cáo.

C. Không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.

D. Không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.

Câu 2. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là   

A. Bị hại.               B. Bị cáo.                    C. Bị can.                   D. Bị kết án.

Câu 3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm

A. Ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.

B. Bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật.

C. Ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau.

D. Bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân.

------------CÒN NỮA-------------

Trên đây là một phần nội dung của Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 12. Để xem đầy đủ bộ đề cương cũng như tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm và đáp án các em học sinh và quý thầy cô có thể xem onlne hoặc tải về máy. Với bộ đề cương này Hoc247 xin chúc các em học sinh ôn thi tốt. Ngoài ra các em có thể truy cập Hoc247.net để tham khảo bộ đề cương các môn khác và tham khảo bộ đề thi thử của tất cả các môn để ôn thi tốt nghiệp và đại học tốt hơn.. Chúc các em học sinh ôn thi thật tốt. 

 --MOD GDCD HOC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF