Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 368782
Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh
- A. BaCl2
- B. NaOH
- C. NaCl
- D. KCl.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 368783
Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có cùng số mol. Dung dịch nào sau đây hòa tan hết được hỗn hợp trên
- A. NH3
- B. NaOH
- C. AgNO3
- D. HCl.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 368784
Trường hợp nào sau đây khi phản ứng kết thúc còn thu được kết tủa
- A. Cho HCl dư vào dung dịch Ca(HCO3)2
- B. Cho NH3 dư vào dung dịch CuCl2
- C. Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3
- D. Cho CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 368787
Cho 14 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối sunfat thu được trong dung dịch là:
- A. 53,1 gam
- B. 42,8 gam
- C. 32,4 gam.
- D. 38,4 gam
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 368790
Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam Na vào 24 gam nước thu được dung dịch NaOH có nồng độ
- A. 12,3%
- B. 28,17%
- C. 19,78%
- D. 13,45%
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 368794
Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít (đkc) khí CO2 vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,4M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A. 19,7 gam
- B. 11,82 gam
- C. 17,73 gam
- D. 9,85 gam
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 368796
Kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
- A. Al.
- B. Au.
- C. Fe.
- D. Zn.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 368798
Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính ?
- A. NaOH và Al(OH)3
- B. Ba(OH)2 và Fe(OH)3
- C. Cr(OH)3 và Al(OH)3
- D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 368801
Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 20 gam kết tủa. Giá trị V là
- A. 5,6 lít.
- B. 4,48 lít.
- C. 3,36 lít.
- D. 2,24 lít.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 368803
Chất nào sau đây làm tăng hiệu ứng nhà kính nhiều nhất
- A. CFC
- B. CH4
- C. SO2
- D. CO2.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 368805
Cho khí CO dư khử hoàn toàn 46,4g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được m gam Fe kim loại. Hỗn hợp khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 80g kết tủa. Giá trị m là
- A. 29,8 gam
- B. 23,6 gam
- C. 33,6 gam
- D. 39,6 gam
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 368808
Kim loại nào sau đây có độ cứng thấp nhất
- A. K.
- B. Na
- C. Cs
- D. Li
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 368810
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội
- A. Al
- B. Ag
- C. Cu
- D. Ba
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 368812
Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe; Zn-Fe; Sn-Fe; Cu-Fe để lâu trong không khí ẩm. Cặp mà sắt bị ăn mòn là
- A. Cặp Sn-Fe và Cu-Fe
- B. Chỉ có cặp Sn-Fe
- C. Chỉ có cặp Al-Fe
- D. Chỉ có cặp Zn-Fe
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 368813
Cho các kim loại: Cu, Fe, Ca, Ag, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
- A. 4
- B. 5
- C. 2
- D. 3
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 368815
Tính oxi hoá của các ion sau tăng dần theo thứ tự:
- A. Fe3+, Cu2+, Fe2+
- B. Fe2+, Cu2+, Fe3+
- C. Cu2+, Fe3+, Fe2+
- D. Cu2+, Fe2+, Fe3+
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 368816
Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:
- A. dd HNO3.
- B. bột sắt dư.
- C. bột nhôm dư.
- D. NaOH vừa đủ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 368818
Cho một mẩu nhỏ Na vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng
- A. có khí thoát ra có kết tủa keo trắng
- B. có khí không màu thoát ra
- C. chỉ có kết tủa keo trắng.
- D. kết tủa sinh ra sau đó tan dần
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 368820
Cho sắt tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa
- A. AgNO3 và Fe(NO3)3.
- B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
- C. AgNO3 và Fe(NO3)2.
- D. AgNO3 ; Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 368821
Thể tích khí NO (giả sử là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 1,92 gam bột Cu tác dụng với axit HNO3 loãng (dư) là (Cho N = 14, O = 16, Cu = 64).
- A. 1,120 lít.
- B. 0,448 lít
- C. 0,224 lít.
- D. 0,672 lít.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 368822
Dung dịch chứa các ion sau: Fe2+ ; Cu2+ ; Mg2+. Dung dịch nào sau đây có khả năng kết tủa hết các ion trên
- A. NaCl
- B. HNO3
- C. NaOH
- D. Na2SO4
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 368824
Cho 300ml dung dịch NaOH 4M vào 300ml dung dịch AlCl3 1M và HCl 2M thu được kết tủa có khối lượng là
- A. 3,9 gam
- B. 7,8 gam
- C. 15,6gam
- D. 11,7 gam
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 368826
Nguyên tử của nguyên tố Mg (Z =12) có cấu hình electron là
- A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2.
- B. 1s2 2s2 2p6 3p2.
- C. 1s2 2s2 2p6 3s2.
- D. 1s2 2p6 3s2 3p2.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 368827
Muốn khử dung dịch chứa Fe2+ thành Fe cần dùng kim loại sau:
- A. Zn
- B. Cu
- C. Ag
- D. Fe.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 368829
Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây
- A. Nhiệt luyện
- B. Thủy luyện
- C. Điện phân nóng chảy
- D. Điện phân dung dịch.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 368832
Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua:
- A. Fe.
- B. Ag.
- C. Cu.
- D. Zn.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 368834
Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là:
- A. Tính khử.
- B. Tính oxi hóa.
- C. Tính axit.
- D. Tính bazơ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 368836
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
- A. Thạch cao sống
- B. Đá vôi
- C. Thạch cao khan
- D. Thạch cao nung
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 368837
Phân biệt BaCl2 người ta không dùng dung dịch
- A. Na2CO3
- B. AgNO3.
- C. H2SO4.
- D. HCl
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 368839
Cho 15,2 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
- A. 2,0
- B. 6,4
- C. 8,5
- D. 2,2
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 368842
Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
- A. 4,48
- B. 0,672
- C. 0,448
- D. 6,72
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 368847
Trường hợp nào sau đây không tạo thành hợp chất Fe(III)
- A. Nhiệt phân Fe(NO3)2.
- B. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc dư.
- C. Cho FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng.
- D. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 368848
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
- A. quặng đôlômit.
- B. quặng boxit.
- C. quặng cromit
- D. quặng pirit.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 368851
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí đktc ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
- A. KCl
- B. LiCl
- C. NaCl
- D. RbCl
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 368855
Cho phương trình hóa học sau:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
- B. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
- C. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
- D. Ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe2+.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 368859
Cho 2,3g Na vào 180g H2O. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch thu được là:
- A. 3,25%
- B. 2,2%
- C. 3,5%
- D. 6,65%
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 368861
Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được hỗn hợp 2 sản phẩm khử gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol N2. Giá trị của m là
- A. 48,6 gam.
- B. 13,5 gam.
- C. 16,2 gam.
- D. 21,6 gam.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 368865
Kim loại có tính khử mạnh nhất là
- A. Na.
- B. Mg.
- C. Al.
- D. Fe.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 368878
Cho 100 ml dd FeCl2 1,5M vào 100 ml dd AgNO3 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
- A. 16,2
- B. 43,5
- C. 59,25
- D. 24,6
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 368883
Kim loại nào sau đây không được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
- A. Al.
- B. Cu.
- C. Ag.
- D. Ni.