Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 298403
Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
- D. Tính nhân văn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 298404
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào sau đây?
- A. Pháp luật với đạo đức.
- B. Pháp luật với cộng đồng.
- C. Pháp luật với xã hội.
- D. Pháp luật với gia đình.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 298405
Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?
- A. Nội quy nhà trường.
- B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.
- D. Quy ước làng văn hóa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 298406
Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường … Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?
- A. Bản chất giai cấp.
- B. Bản chất xã hội.
- C. Bản chất giai cấp và xã hội.
- D. Bản chất giai cấp cầm quyền.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 298407
Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
- A. Giai cấp.
- B. Xã hội.
- C. Chính trị.
- D. Kinh tế.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 298413
Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ nào?
- A. Giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của đạo đức.
- B. Giữa các cá nhân trong xã hội.
- C. Giữa pháp luật và đạo đức.
- D. Giữa kinh tế và chính trị.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 298419
Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau, qui định nào là quy phạm pháp luật?
- A. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp.
- B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.
- C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
- D. Qui định của Đoàn thanh niên.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 298424
Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện gì?
- A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
- B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.
- C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
- D. bản chất giai cấp của pháp luật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 298427
Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?
- A. Để quản lí một cách phù hợp nhất.
- B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
- C. Để đất nước ngày càng tự do.
- D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 298429
Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Đạo đức.
- D. Phong tục tập quán.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 298433
Một trong những dấu hiệu làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật là hành vi là dấu hiệu nào?
- A. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- B. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
- C. do người trên 18 tuổi thực hiện.
- D. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 298437
Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm nào sau đây?
- A. hành chính.
- B. dân sự.
- C. hình sự.
- D. kỉ luật.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 298440
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có giá trị dưới 20 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lí như thế nào?
- A. trách nhiệm hình sự.
- B. trách nhiệm hành chính.
- C. trách nhiệm dân sự.
- D. trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 298443
Hành vi nào thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
- A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
- B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
- C. Bạn C mượn sách của bạn B nhưng không giữ gìn bảo quản.
- D. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 298445
Việc làm nào thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
- A. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng của bạn cùng lớp.
- B. Em B đã lấy điện thoại của chị đi cầm đồ thì thiếu tiền chơi game.
- C. Nhà bạn A không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- D. Bạn H đã lấy trộm xe đạp của bạn mang đi bán lấy tiền.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 298448
Những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, nếu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ thì bị xử phạt như thế nào?
- A. bị xử lí theo pháp luật dân sự.
- B. bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do cố ý gây ra.
- C. bị kỉ luật của cơ quan có thẩm quyền.
- D. bị xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 298452
Việc xử lí người vi phạm pháp luật căn cứ vào đâu?
- A. mức độ thiệt hại.
- B. thái độ thành khẩn của người vi phạm.
- C. thành phần địa vị xã hội của người vi phạm.
- D. tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 298463
Hoàn thành nội dung sau: Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự, thanh niên đó đã ...........
- A. sử dụng pháp luật.
- B. thi hành pháp luật.
- C. áp dụng pháp luật.
- D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 298468
Người đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải ...........
- A. chịu trách nhiệm về hình sự.
- B. được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- C. chịu trách nhiệm về các công việc giao dịch dân sự.
- D. không có trách nhiệm dân sự.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 298471
Bên thuê nhà không trả tiền đúng thời điểm, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên cho thuê. Đó là hành vi vi phạm pháp luật nào?
- A. Hình sự
- B. Dân sự.
- C. Hành chính.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 298477
Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc nào?
- A. chịu trách nhiệm pháp lí.
- B. thực hiện nghĩa vụ.
- C. thực hiện quyền.
- D. chịu trách nhiệm pháp luật.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 298481
Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện nội dung nào sau đây?
- A. nghĩa vụ của công dân.
- B. quyền của công dân.
- C. bổn phận của công dân.
- D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 298484
Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.
- B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
- C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
- D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 298488
Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?
- A. quyền trong kinh doanh.
- B. trách nhiệm pháp lí.
- C. nghĩa vụ trong kinh doanh.
- D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 298490
Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
- A. Học sinh 13 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
- B. Học sinh 16 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
- C. Học sinh 17 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
- D. Học sinh 18 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 298493
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?
- A. trách nhiệm pháp lí.
- B. trách nhiệm kinh tế.
- C. trách nhiệm xã hội.
- D. trách nhiệm chính trị.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 298494
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- A. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
- B. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
- C. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị pháp luật trừng trị.
- D. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 298496
Học xong lớp 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A đã xin đi làm công nhân nhà máy May gần nhà, em vừa có thời gian giúp đỡ gia đình, vừa bảo ban các em học hành, điều này thể hiện nội dung gì?
- A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
- B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- D. Bình đẳng trong kinh doanh.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 298498
Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ bao nhiêu tuổi?
- A. 18 tuổi.
- B. 15 tuổi.
- C. 14 tuổi.
- D. 16 tuổi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 298500
Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là gì?
- A. Mọi công dân đều không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
- B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào.
- C. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- D. Mọi công dân đều có quyền quyết định quy mô bất cứ hình thức kinh doanh nào.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 298503
Điều nào dưới đây không thể hiện nội dung bình đẳng trong kinh doanh?
- A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo điều kiện và khả năng của mình.
- B. Tự chủ trong kinh doanh.
- C. Tự do lựa chọn việc làm.
- D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 298504
Trang 19 tuổi, cô mở một của hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào?
- A. Quyền bình đẳng trong lao động.
- B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- C. Quyền bình đẳng của hôn nhân.
- D. Quyền bình đẳng trong gia đình.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 298506
Nhà nước chủ trương “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện gì?
- A. Bình đẳng trong kinh doanh.
- B. Bình đẳng về việc làm.
- C. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
- D. Bất bình đẳng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 298508
Em đồng ý với ý kiến nào về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
- A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
- B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
- C. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ.
- D. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 298509
Chị Hà đang công tác tại công ty A, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong bao lâu?
- A. 4 tháng.
- B. 6 tháng.
- C. 8 tháng.
- D. 1 năm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 298511
Anh Đại muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng xe anh mua, còn vợ thì ở nhà nội trợ không biết gì về xe và giá cả, theo em anh Đại đã vi phạm nội dung nào?
- A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.
- B. Bình đẳng trong kinh doanh.
- C. Bình đẳng trong lao động.
- D. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 298513
Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thuộc về cá nhân hay tổ chức nào?
- A. Nhà nước.
- B. Cá nhân.
- C. Công ty.
- D. Luật sư.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 298515
Chị M là người dân tộc H’ Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý và kiến quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’ Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân?
- A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- B. Quyền tự do giữa các dân tộc.
- C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
- D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 298516
Sau giờ học trên lớp, Bình (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê (người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Bình thể hiện?
- A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- B. Quyền tự do, dân chủ của Bình.
- C. Sự tương thân tương ái của Bình.
- D. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 298518
Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào sau đây?
- A. chính trị.
- B. kinh tế.
- C. văn hóa.
- D. xã hội.