YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão - Ngữ văn 10

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp với bài học Tỏ Lòng (Thuật hoài); đồng thời bài soạn cũng sẽ khơi gợi cho các em những kiến thức nền tảng, trọng tâm bài học. Chúc các em có thêm một bài soạn tham khảo thật hay và ý nghĩa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Hào khí Đông A với vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại.
  • Vẻ đẹp con người thời Trần:
    • Tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ
    • Chí lớn lập công danh trong sự nghiệp cứu dân, cứu nước
  • Vẻ đẹp thời đại:
    • Khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng

1.2. Nghệ thuật

  • Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, đạt tới độ súc tích cao
  • Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.

2. Soạn bài Tỏ lòng chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào?

  • Hai từ “Hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo được dịch là “múa giáo” thật chưa sát nghĩa và chưa bộc lộ hết sự hào hùng về con người, không gian trong câu “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Trong câu thơ này:
    • Thời gian: kháp kỉ thu
    • Không gian: giang sơn (đất nước)
    • Con người: một tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo
    • Con người xuất hiện với tầm vóc vũ trụ thể hiện sự hiên ngang.

Câu 2: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?

  • Câu thơ “Tam quân tì hổ thiết thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách
    • Cách đầu tiên: thể hiện sức mạnh cùng ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần hùng mạnh như loài hổ báo – những động vật mạnh nhất của rừng xanh và sức mạnh ấy có thể “nuốt trôi trâu”.
    • Cách hiểu thứ hai: sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần rất lớn, sức mạnh ấy có thể át cả sao Ngưu trên bầu trời – sức mạnh của vũ trụ rộng lớn, có thể thay đổi cả giang san đất nước.

Câu 3: “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

  • Cả hai nghĩa trên đều đúng.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.

  • Chữ “thẹn” thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa giúp dân cứu nước và thẹn vì trí và lực của mình có hạn mà nhiệm vụ bảo vệ, khôi phục đất nước còn quá nhiều bộn bề.

Câu 5: Qua những lời thơ tỏ lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

  • Nam nhi thời nhà Trần mang trong mình vẻ đẹp của ý chí chiến đấu bên trong và tầm vóc bên ngoài sánh ngang với vũ trụ, một hào khí được cả dân tộc noi gương – hào khí Đông A. Đó là vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết khi đất nước có giặc ngoại xâm đô hộ, là tinh thần luôn muốn đem sức lực của mình để cống hiến, bảo vệ quê hương.
  • Thế hệ trẻ hôm nay như được củng cố, động viên tinh thần bảo vệ tổ quốc. Để làm được điều đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học tập và không ngừng học hỏi để giúp đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào?

  • Điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch: hai từ "múa giáo" chư­a thể hiện đư­ợc hết ý nghĩa của hai từ "hoành sóc"."Hoành sóc" là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Từ ý nghĩa lẫn âm hư­ởng, từ "hoành sóc" đều tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn.
  • Về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện: trong câu thơ đầu này, con ngư­ời xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian đều rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ngư­u thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp kỉ thu).
  • Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng: cầm cây tr­ường giáo (cũng đo bằng chiều ngang của non sông), hơn thế, con người lại đư­ợc đặt trong một không gian, thời gian kì vĩ như trên → Con ng­ười hiên ngang ấy mang tầm vóc của con ng­ười vũ trụ, non sông.

Câu 2: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ "Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?

  • Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu:
  • Thứ nhất, ta có thể hiểu là“ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Nhưng cũng có thể giải thích theo cách khác, với cách hiểu là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu. → Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những tướng quân trí dũng song toàn. Vì thế thật không quá khoa trương khi nói: cái khí thế ấy đúng là đủ sức làm đổi thay trời đất.

Câu 3: "Nợ" công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

  • Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
  • Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.
  • Cả hai nghĩa trên
    • Tỏ lòng là bài thơ nói chí. Đó là cái chí của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Chính vì thế, món "nợ công danh" mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý "ch­ưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước". Theo quan niệm lí tưởng của trang nam nhi thời phong kiến thì công danh đư­ợc coi là một món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh mới hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nư­ớc. Ở phần cuối của bài thơ, tác giả vẫn"thẹn" vì mình ch­ưa đ­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng, nghĩa là vẫn muốn lập công lập danh để giúp nư­ớc giúp đời.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của nỗi"thẹn" trong câu thơ cuối

Ý nghĩa của nỗi "thẹn"  trong câu thơ cuối:

  • Chữ "thẹn" đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của ngư­ời anh hùng. Phạm Ngũ Lão"thẹn" vì chư­a có đ­ược tài năng m­ưu l­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng (Khổng Minh - đời Hán) để giúp dân cứu nư­ớc, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nư­ớc còn quá bộn bề.

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Khuyến sau này. Đó là những nỗi thẹn có giá trị nhân cách - nỗi thẹn của những con ngư­ời có trách nhiệm với đất n­ước, non sông.

Câu 5: Qua những lời thơ tỏ lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

  • Qua những lời thơ tỏ lòng, hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp hình tượng của người vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao, sức mạnh hào hùng. Họ được đặt ngang tầm vóc của vũ trũ, họ là những con người sống hết kích thước cuộc sống, luôn hết mình vì dân, vì nước.
  • Điều đó có ý nghĩa đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai: 
    • Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến. Chính vì vậy đã tạo nên sức mạnh của thời đại, tạo nên một nhà Trần“bách chiến bách thắng”  và hào khí Đông A mà sử sách mãi lưu danh. Thế hệ trẻ hôm nay học được ở bài thơ cách sống và cách cống hiến của người đời xưa. Con người đời xưa sống hết kích thước cuộc sống cho dân cho nước. Nam nhi thời xưa luôn canh cánh trong lòng ước mơ cống hiến để đem lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân. Lí tưởng sống cao đẹp của họ là điều mà thế hệ trẻ hôm nay nên vươn tới.

3. Soạn bài Tỏ lòng chương trình nâng cao

Câu 1: Nhận xét điểm khác nhau trong cách dịch nghĩa và dịch thơ ở câu 1?

  • Tham khảo mục 2 (câu hỏi số 1) phàn hướng dẫn soạn bài chương trình cơ bản.

Câu 2: Hãy tìm những hình ảnh thể hiện khí phách anh hùng của vị tướng và quân đội của ông?

  • Những hình ảnh thể hiện khí phách anh hùng của vị tướng và quân đội của ông: hoành sóc giang sơn, tâm quân tì hổ khí thôn ngưu.

Câu 3: Anh (chị ) hiểu nợ công danh là gì? Quan niệm công danh là món nợ mà nam nhi phải trả có ý nghĩa tích cực ở chỗ nào?

  • Tham khảo đáp án ở câu hỏi số 3 mục 2. Hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn.
  • Quan niệm này mang ý nghĩa tích cực ở chỗ ó làm cho nam nhi có mục đích và mục tiêu để phấn đấu.

Câu 4: Hai câu cuối bài thơ nói lên lí tưởng, khát vọng gì của tác giả? Vũ hầu là ai? “Thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” ở đây có ý nghĩa như thế nào?

  • Phạm Ngũ Lão là bậc anh hùng của dân tộc, dưới thời Trần ông đã lập rất nhiều chiến công và là đấng quân tử đáng được người đời sau tôn trọng. Tuy nhiên, ông vẫn thấy “thẹn” bởi ông thấy những điều mình làm chưa được coi là lớn lao như Vũ Hầu đã từng giúp Lưu Bị. Nhưng nỗi “thẹn” ấy không làm cho hình tượng của Phạm Ngũ Lão nhỏ bé đi mà nó còn khiến người đời thêm hiểu về tấm lòng của ông– luôn muốn được làm những điều tốt đẹp, lớn lao dành cho nhân dân, đất nước.

4. Một số bài văn mẫu bài thơ Tỏ lòng

Để cảm nhận một cách đầy đủ về ý nghĩa của bài thơ Tỏ lòng, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF