Bài tập 16-17.4 trang 42 SBT Vật lý 9
Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn? Vì sao? Biết điện trở suất của nikêlin là 0,40.10-6Ω.m và điện trở suất của sắt là12,0.10-8Ω.m
Hướng dẫn giải chi tiết
- Điện trở của dây nikêlin là:
\({R_1} = \frac{{{\rho _1}.{l_1}}}{{{S_1}}} = \frac{{{{0,4.10}^{ - 6}}.1}}{{{{10}^{ - 6}}}} = 0,4{\rm{\Omega }}\)
- Điện trở của dây sắt là:
\({R_2} = \frac{{{\rho _2}.{l_2}}}{{{S_2}}} = \frac{{{{12.10}^{ - 8}}.2}}{{{{0,5.10}^{ - 6}}}} = 0,48{\rm{\Omega }}\)
Vì hai dây dẫn mắc nối tiếp với nhau và R2 > R1
mà ta có Q=I2.R.t nên Q2 > Q1.
Vậy dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn.
-- Mod Vật Lý 9 HỌC247
-
Một bếp điện có công suất 1600W và sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Biết trung bình mỗi ngày bếp dùng trong 3 giờ và giá điện 450 đồng/kW.h.
bởi Duy Quang 19/07/2021
Hỏi tiền điện phải trả khi dùng bếp điện trong một tháng (30 ngày) là bao nhiêu?
A. 6480 đồng.
B. 648000 đồng.
C. 64800 đồng.
D. Một kết quả khác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2.
bởi Lê Viết Khánh 19/07/2021
Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn? Biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6 Ω .m và điện trở suất của sắt là 12.10-8 Ω .m
A. Dây nikêlin tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn
B. Dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn
C. Hai dây tỏa nhiệt lượng bằng nhau
D. Cả ba đáp án đều sai
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một dây mayso điện trở 220Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào một chậu chứa 4 lít nước ở nhiệt độ 20oC.
bởi Minh Tuyen 19/07/2021
Sau 10 phút, nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun - Len xơ là 30000J. Nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên là bao nhiêu?
A. t=28,1oC.
B. t=12,8oC.
C. t=21,8oC.
D. Một kết quả khác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.
A. 30 phút 45 giây
B. 44 phút 20 giây
C. 50 phút 55 giây
D. 55 phút 55 giây
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 16-17.2 trang 42 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.3 trang 42 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.5 trang 42 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.6 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.7 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.8 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.9 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.10 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.11 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.12 trang 44 SBT Vật lý 9