Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài tập cuối chương 6 Bài tập cuối chương 6 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải Bài tập VI.1 trang 62 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chọn phát biểu đúng.
Trong các chuyển động tròn đều.
A. chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
B. chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn.
C. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn.
D. chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
-
Giải Bài tập VI.2 trang 62 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều.
A. Có độ lớn bằng 0.
B. Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo.
C. Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. Luôn vuông góc với vectơ vận tốc.
-
Giải Bài tập VI.3 trang 62 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật chuyển động tròn đều với quỹ đạo có bán kính r, tốc độ góc ω. Biểu thức liên hệ giữa gia tốc hướng tâm a của vật với tốc độ góc ω và bán kính r là
A. \(a=\omega r\)
B. \(\sqrt{\omega }=\frac{a}{r}\)
C. \(\omega =\sqrt{\frac{a}{r}}\)
D. \(a=\omega r^{2}\)
-
Giải Bài tập VI.4 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một chiếc xe đạp chạy với tốc độ 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng
A. 0,11 m/s2.
B. 0,4m/s2.
C. 1,23 m/s2.
D. 16 m/s2.
-
Giải Bài tập VI.5 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vB = 0,2 m/s. Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là
A. 2 rad/s ; 10 cm.
B. 3 rad/s ; 30 cm.
C. 1 rad/s ; 20 cm.
D. 4 rad/s ; 40 cm.
-
Giải Bài tập VI.6 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 15 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trong vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 95 kg. Lấy g = 10 m/s2. Biết tốc độ của xe không đổi là v = 15 m/s. Tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm thấp nhất.
-
Giải Bài tập VI.7 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một người buộc hòn đá khối lượng 300 g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 50 cm với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của quỹ đạo.
-
Giải Bài tập VI.8 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một lò xo có độ cứng 100 N/m, chiều dài tự nhiên 36 cm, một đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng 10 g có thể trượt không ma sát trên thanh nằm ngang. Thanh quay đều quanh trục Δ thẳng đứng với tốc độ 360 vòng/phút. Lấy \(\pi ^{2}=10\). Tính độ dãn của lò xo.
-
Giải Bài tập VI.9 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ở độ cao bằng \(\frac{7}{9}\) bán kính của Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 10 m/s\(^{2}\) và bán kính của Trái Đất là 6400 km. Tính tốc độ và chu kì chuyển động của vệ tinh.
-
Giải Bài tập VI.10 trang 63 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một ô tô có khối lượng 5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính cong 1000 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đường nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 30o.