YOMEDIA
NONE

Vật Lý 10 KNTT Bài 22: Thực hành: Tổng hợp lực


Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung tài liệu Bài 22: Thực hành: Tổng hợp lực môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây, bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện cách giải nhanh các bài tập cũng như các phương pháp cơ bản để tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo.

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tổng hợp hai lực đồng quy

a. Dụng cụ thí nghiệm (Hình 22.1)

Hình 22.1. Bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy

- Bảng thép (1).

- Hai lực kế ống 5 N, có đế nam châm (2).

- Thước đo góc có độ chia nhỏ nhất 1° được in trên tấm mica trong suốt (3).

- Một đế nam châm có móc để buộc dây cao su (4).

- Dây chỉ bền và một dây cao su (5).

- Giá đỡ có trục \(\phi \)10 mm, cắm lên để ba chân (6).

- Bút dùng để đánh dấu.

b. Thiết kế phương án thí nghiệm

- Xác định lực tổng hợp của hai lực đồng quy.

- Tổng hợp lực: là thay thế hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bởi một lực sao cho tác dụng vẫn không thay đổi.

+ Lực thay thế gọi là hợp lực.

+ Phương pháp tìm hợp lực gọi là tổng hợp lực.

- Quy tắc hình bình hành: Hợp lực của hai lực quy đồng được biểu diễn bằng đường chéo của hình bình hành mà hai cạnh là những vecto biểu diễn hai lực thành phần.

c. Tiến hành thí nghiệm

- Xác định hai lực thành phần F1, F2

+ Đặt bằng thép lên giá đỡ. Gắn để nam châm có móc buộc sợi dây cao su vào móc. Buộc Sợi dây chỉ vào dây cao su. Móc hai lực kế vào đầu còn lại của sợi chỉ và gắn hai lực kế lên bảng.

+ Gắn thước đo góc lên bảng bằng nam châm (Hình 22.2a).

+ Di chuyển hai lực kế sao cho dây cao su và các đoạn dây chỉ song song với mặt phẳng và tâm 0 của thước trùng với giao điểm của sợi dây và dây cao su.

+ Đánh dấu lên bảng sắt điểm A1 của đầu dây cao su, phương của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) do hai lực kế tác dụng vào dây.

+ Ghi các số liệu F1, F2 từ số chỉ của hai lực kể và góc ở giữa hai lực vào Bảng 22.1.

+ Lặp lại các bước thí nghiệm 3, 4, 5 hai lần nữa. Ghi số liệu vào Bảng 22.1.

- Xác định lực tổng hợp Ftn của hai lực F1, F2 bằng thí nghiệm

+ Tháo một lực kế và bố trí thí nghiệm như Hình 22.2b.

+ Di chuyển lực kế sao cho đầu dây cao su trùng điểm Ađã đánh dấu và ghi giá trị của lực Ftn vào Bảng 22.1.

+ Lặp lại bước 8 hai lần nữa.

- Xác định lực tổng hợp theo lí thuyết Flt

+ Tính giá trị của Flt theo định lí hàm số cosin và ghi vào Bảng 22.1.

 

a)                                    b)

Hình 22.2. Thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy

d. Kết quả thí nghiệm

Bảng 22.1. Tổng hợp hai lực đồng quy

Lần F1(N) F2(N) Góc \(\alpha \) Ftn (N) Flt (N)
1          
2          
3          

- Xử lí kết quả thí nghiệm

+ Tính giá trị trung bình và sai số:

\(\overrightarrow {{F_{tn}}} \); \(\overrightarrow {\Delta {F_{tn}}} \) ; \(\overrightarrow {{F_{lt}}} \); \(\overrightarrow {\Delta {F_{lt}}} \)

Lưu ý: Khi di chuyển lực kể luôn đảm bảo các đoạn sợi dây và dây cao su luôn nằm trên cùng mặt phẳng.

1.2. Tổng hợp hai lực song song

a. Dụng cụ thí nghiệm (Hình 22.3)

Hình 22.3. Bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiều

- Bảng thép (1).

- Hai lò xo xoắn chịu được lực kéo tối đa là 5 N, dài khoảng 60 mm (2).

- Thanh treo nhẹ, cứng, dài 400 mm. Trên thanh có gắn thước và ba con trượt có gắn móc treo (3).

- Các quả nặng có khối lượng bằng nhau 50 g (4).

- Hai đế nam châm để gắn lò xo (5).

- Giá đỡ có trục \(\phi \)10 mm, cắm lên để ba chân (6).

- Bút dùng để đánh dấu.

b. Thiết kế phương án thí nghiệm

- Xác định lực tổng hợp của hai lực mà giá của các lực đó song song.

c. Tiến hành thí nghiệm 

- Gắn hại đế nam châm lên bảng thép, sau đó treo thanh kim loại lên hai đế nam châm bằng hai lò xo.

- Treo các quả nặng vào hai con trượt có gắn móc treo lên thanh kim loại.

- Dùng bút dạ đánh dấu vị trí thanh và vị trí A, B lên bảng thép. Ghi lại giá trị trọng lượng F1 và F2 và độ dài AB vào Bảng 22.2.

- Tháo các quả nặng và móc tất cả quả nặng đã dùng vào một móc treo trên thanh kim loại.

- Điều chỉnh con trượt sao cho vị trí của thanh kim loại trùng với vị trí ban đầu đã được đánh dấu.

- Ghi các giá trị F tương ứng với trọng lượng các quả nặng vào Bảng 22.2

- Đo và ghi giá trị độ dài OAtn từ điểm O treo các quả nặng tới A vào Bảng 22.2.

- Lặp lại các bước thí nghiệm 2, 3, 4, 5, 6, 7 thêm hai lần nữa.

- Tính giá trị OAlt theo lí thuyết bằng công thức 

\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{OB}}{{O{A_{lt}}}} = \frac{{AB - O{A_{lt}}}}{{O{A_{lt}}}}\) và điền vào Bảng 22.2.

Lưu ý:

- Nên chọn số quả nặng hai bên không như nhau.

- Vị trí A và B nên chọn trùng với các vạch chia của thước để tránh sai số khi đo.

d. Kết quả thí nghiệm

Bảng 22.2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều

Lần F1(N) F2(N) AB F OAtn OAlt
1            
2            
3            

Xử lí kết quả thí nghiệm: \(\overline {O{A_{tn}}} \) =...; \(\overline {\Delta O{A_{tn}}} \) =..

Bài tập minh họa

Bài 1: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ?

A. 25 N

B. 15 N

C. 2 N

D. 1 N

Hướng dẫn giải

Vì 152 = 122 + 92

Trong công thức: F2 = F12 + F22

Bài 2: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4(N) và 5(N) hợp với nhau một góc α. Tính góc α ? Biết rằng hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng 7,8(N)

Hướng dẫn giải

Theo công thức của quy tắc hình bình hành:

F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cosα

Suy ra α = 60°15'

Bài 3: Tính hợp lực của hai lực đồng quy F1 = 16 N; F2 = 12 N trong các trương hợp góc hợp bởi hai lực lần lượt là \(\alpha \) = 0°; 60°; 120°; 180°. Xác định góc hợp giữa hai lực để hợp lực có độ lớn 20 N.

Hướng dẫn giải

F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cos\(\alpha \)

Khi \(\alpha \) = 0°; F = 28 N

Khi \(\alpha \) = 60°; F = 24.3 N.

Khi \(\alpha \) = 120°; F = 14.4 N.

Khi \(\alpha \) = 180°; F = F1 – F2 = 4 N.

Khi F = 20 N ⇒ \(\alpha \) = 90°

QUẢNG CÁO

Luyện tập Bài 22 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Biết cách tiến hành thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy, hai lực song song để nghiệm lại các quy tắc tổng hợp lực.

- Chế tạo được một chiếc cân thăng bằng đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 22 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 22 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 86 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 87 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 88 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 89 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 22 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON