YOMEDIA

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Tải về
 
NONE

Chí Phèo là một tác phẩm hay và quan trọng trong chương trình Ngữ văn 11, và nhằm giúp các em ôn tập, củng cố những kiến thức cơ bản về truyện ngắn này, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao dưới đây.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích được chính xác và hấp dẫn hơn.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo và nhà văn Nam Cao
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
    • Tóm tắt:
    • Đề tài và ý nghĩa nhan đề
    • Đề tài: Viết về người nông dân nghèo trước CMT8.
    • Nhan đề:
      • Nhan đề đầu tiên: Cái lò gạch cũ (nhan đề giản dị, có ý nghĩa, nơi lần đầu tiên phát hiện ra Chí, nơi Chí bị bỏ rơi, qui luật hiện tượng Chí Phèo...)
      • Nhan đề thứ hai: Đôi lứa xứng đôi khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi, chủ yếu tạo sự tò mò và làm cho sách bán chạy.
      • Nhan đề thứ ba: Chí Phèo do chính Nam Cao thay đổi khi in truyện ngắn này vào tập Luống Cày năm 1946. Ông lấy tên nhân vật trung tâm để đặt tên truyện.
    • Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
  • Phân tích
    • Nhân vật Chí Phèo.
      • Quá trình tha hóa trước khi gặp Thị Nở.
        • Trước khi vào tù
          • Là con người bất hạnh: “...trần truồng và xám ngắt...bên cái lò gạch bỏ không, người làng nuôi, bị Bá Kiến ghen đẩy vào tù...”
          • Là con người lương thiện: Hắn cảm thấy nhục khi bà ba kêu hắn bóp chân, mà cứ bóp lên trên nữa, hắn từng ao ước “...ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải...”
        • Sau khi ra tù:
          • Biến dạng nhân hình: “...cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen cơng cơng, hai mắt gườm gườm, cái ngực phanh đầy nét chạm trỗ...”
          • Biến dạng nhân tính: uống rượu say khướt, đánh nhau, rạch mặt ăn vạ, làm tan nát biết bao nhiêu gia đình...
          • -->Chính nhà tù thực dân phong kiến là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo
        • Ý nghĩa tiếng chửi Chí Phèo :
          • Về nội dung: Khao khát muốn giao tiếp với mọi người nhưng bị xã hội cự tuyệt.
          • Về nghệ thuật: Tạo tâm thế tò mò cho người tiếp nhận.
        • → Là con người lương thiện bị xã hội tha hóa thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội con người.
      • Qúa trình muốn trở thành người lương thiện sau khi gặp Thị Nở.
        • Thức tỉnh lương tâm
          • Đến với Thị Nở bằng bản năng: ăn nằm với nhau...ngủ say dưới trăng.
          • Nhớ lại quá khứ: “hắn ao ước có một gia đình nhỏ...”
          • Ý thức được hoàn cảnh bản thân: “... già mà vẫn còn cô độc, cái dốc bên kia của đời...”
          • Phục thiện: “...muốn làm hòa với mọi người”
        • → Từ quỷ dữ, thức tỉnh lương tâm thành người lương thiện.
        • Ý nghĩa bát cháo hành
          • Thể hiện tình thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo.
          • Là ngọn lửa nhen nhóm cho tính thiện bị vùi tắt bấy lâu nay trong con người Chí. Giúp Chí quay trở về con đường hoàn lương.
          • Tình cảm nhân đạo của nhà văn
          • Thể hiện tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.
        • Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở thành người lương thiện.
          • Bà cô Thị Nở ngăn cản mối tình Chí-Thị: “... ai lại đi lấy thằng Chí Phèo...”
          • Đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện: đâm Bá Kiến rồi tự sát.
          • Định kiến xã hội đối với Chí Phèo: “Thằng nào chứ thằng ấy chết thì không ai tiếc...tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác...”
    • Hình tượng nhân vật Bá Kiến
      • Tàn bạo, quỷ quyệt, lọc lõi
      • Chính sách thống trị: mềm nắn rắn buông, dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò, nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu..
      • Nhân cách ti tiện, bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông, độc ác.
      • -->Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn VN trước Cách mạng.
    • Những đặc sắc nghệ thuật tác phẩm
      • Ngôi kể: Ngôi thứ ba đảm bảo tính khách quan, tạocảm giác chân thật của câu chuyện.
      • Cấu trúc đối thoại làm cho tác phẩm có cái nhìn đa giọng điệu, đa điểm nhìn.
      • Giọng điệu: đa giọng điệu
      • Đối lập, tương phản giữa các kiểu người, các tính cách sống.
      • Xây dựng nhân vật điển hình.
      • Kết cấu truyện : kết cấu vòng tròn, hiện tượng Chí Phèo tiếp tục được lặp lại ở làng Vũ Đại

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá chung về truyện ngắn Chí Phèo
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Gợi ý làm bài

“Chí Phèo” chỉ là một truyện ngắn và là một truyện ngắn sáng tác trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng tác phẩm chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trước hết, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã khắc họa tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng. Trong tác phẩm này, Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế hay thiên tai dịch họa mà nhà văn lại hướng đến một phương diện khác, đó là hình tượng người nông dân cố cùng bị xã hội phá hủy về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính và bị phủ nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo chính là bị cướp đi hình hài của một con người, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và phải sống kiếp sống đớn đau như thú vật. Chí từ một anh canh điền lương thiện khỏe mạnh, vì hầu hạ bà Ba, khiến cụ Bá ghen ghét đẩy vào lao tù. 

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Thế nhưng, điều đáng nói là con người đã biết hoàn lương nhưng xã hội ấy lại không thể nào chấp nhận lại họ được nữa. Chí Phèo vừa mới mơ ước về một gia đình thì đã bị bà cô Thị Nở tạt ngay cho một gáo nước lạnh. Chí hiểu rằng, mình có cố gắng làm sao đi nữa thì cũng không thể xóa hết những tội lỗi mà mình gây ra, không thể nào mà trở về hòa nhập với cuộc sống được nữa. Ý thức được điều này, cũng là ý thức được kẻ gây ra bi kịch cho mình, Chí đã tìm đến nhà Bá Kiến kết liễu lão ta và cả chính mình. Điều này là tất yếu bởi lẽ, cánh cửa hoàn lương của Chí đã đóng sầm trước mắt. Để giải quyết sự bế tắc đó, Chí chỉ còn cách là kết thúc cuộc đời mình và kẻ gây nên tội ác. Cái chết ấy là cái chết của một bi kịch đau đớn trước ngưỡng cửa trở về làm người, là tiếng kêu cứu về quyền làm người.

Với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ phơi bày bộ mặt xã hội đen tối, bất công mà nhà văn còn đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp cổ bé họng trước Cách mạng. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người và khao khát thay đổi thực tại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hi vọng, với tài liệu văn mẫu trên, Học 247 đã giúp các em nắm vững hơn những nội dung quan trọng về tác phẩm Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu này.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF