YOMEDIA

Quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu về quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao dưới đây để hiểu hơn cuộc đời của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu hay. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao , HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ hướng dẫn tìm hiểu một cách chi tiết về nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được quá trình tha hóa của nhân vật. Bài giảng giúp củng cố lại những kiến thức cần thiết cho các em để tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
  • Dẫn dắt vào vấn đề: quá trình tha hóa của Chí Phèo

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày.
    • Tóm tắt:
    • Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
  • Nội dung
    • Sự xuất hiện của Chí Phèo – cách vào truyện độc đáo của Nam Cao:
      • Chí Phèo xuất hiện trong tình trạng say rượu, vừa đi vừa chửi (chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả đứa nào đã đẻ ra hắn). Đây là phản ứng của một con người đang đau đớn, bất mãn với đời, ít nhiều ý thức được hoàn cảnh của mình. Tiếng chửi là cách Chí Phèo giao tiếp với mọi người.
      • Nhưng không ai đáp lại lời hắn, chỉ có ba con chó dữ sủa đáp lại.  Chí Phèo cô độc ngay chính nơi hắn sinh ra và lớn lên.
    • Bản chất của Chí Phèo từ lúc sinh ra
      • Trước hết, Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh:
      • Trước khi bị bắt đi ở tù:
        • Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện như nhiều nông dân khác. Hắn nguyên là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đại đem về nuôi. Hoàn cảnh bất hạnh là thế nhưng  Chí vẫn sống và lớn lên bằng chính sức lao động của mình. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến. Khỏe mạnh nhưng hắn “hiền lành như đất”, thậm chí còn nhút nhát. Chính Bá Kiến ( khi đó còn là Lý Kiến) đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí “vừa bóp đùi cho bà ba vừa run run..”
        • Chí từng có một mơ ước giản dị và lương thiện như trăm ngàn người dân khác : “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải . Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
        • Chí còn là người biết tự trọng. Vì tự trọng nên anh nông dân 20 tuổi ấy đã thấy nhục khi bị bà ba nhà Bá Kiến sai làm những việc “không chính đáng”. Để rồi, chỉ vì một cơn ghen của Bá Kiến mà Chí Phèo lập tức phải vào tù.
      • Sau khi ra tù: Chí trở về làng sau 7,8 năm ở nhà tù thực dân. Cái nhà tù tàn bạo ấy đã biến Chí từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện thành một thằng lưu manh, biến dạng cả về nhân hình lẫn nhân  tính :
        • Về nhân hình: Chí mang hình dáng của một thằng lưu manh với  “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mặt gườm gườm trông gớm chết…Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”.
        • Về nhân tính: Chí không còn “hiền như đất” nữa, mà hắn trở nên “hung hăng”, “liều lĩnh”. Hành động và lời nói của hắn là của một một tên đầu bò chính cống: “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”, “rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi”. Hắn vừa rạch mặt vừa ăn vạ…liều lĩnh, chửi bới.
    • Cứ vậy, Chí chìm ngập trong những cơn say: ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say…Cuộc đời Chí là những cơn say dài vô tận…
    • Không dừng ở đó, Chí cứ trượt dài trên tội ác để rồi từ một thằng lưu manh Chí trở thành: con quỷ dữ của làng Vũ Đại
      • Sau lần ăn vạ thứ 2 ở nhà Bá Kiến, Chí đã bị tên địa chủ lọc lừa, ác bá ấy lợi dụng trở thành tay sai cho Bá Kiến. Chí lại tiếp tục triền miên trong những cơn say. Và “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”, “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện” để rồi trở thành con quỷ dữ  trong con mắt và suy nghĩ của dân làng Vũ Đại từ lúc nào không hay.
      • Cái mặt của Chí “không còn là mặt người „, nó là mặt của một con vật lạ …cái mặt vàng vàng mà muốn xạm màu gio ; nó vằn ngang vằn dọc , không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo”.
      • -->Chí Phèo điển hình cho hình ảnh người nông dân nghèo bị đè nén đến cùng cực, bị chà đạp, huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính, bị tha hoá. Qua đó tác giả tố cáo xã hội thực dân phong kiến với giai cấp thống trị tàn bạo đã cướp đi quyền làm người của những con người nghèo khổ.
  • Đánh giá:
    • Về nội dung:
      • Tóm lại, hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình cho số phận của những cố nông bị lưu manh hóa. Qua sự tha hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở nông thôn Việt Nam trước CMT8 : đó là hiện tượng người nông dân lương thiện, bị xã hội phi nhân tính chà đạp về tinh thần, về thể xác và cướp đi cả hình hài lẫn tính người.
      • Từ đó, nhà văn gián tiếp tố cáo các thế lực thống trị TDPK đã gây ra bao tội ác đối nhân dân ta=> Đây chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
    • Về nghệ thuật:
      • Tác phẩm thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật - tiêu biểu Chí Phèo : Đây là nhân vật điển hình sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
      • Tác phẩm có lối kết cấu mới mẻ, phóng túng, thoải mái, đi theo trình tự hiện tại – quá khứ - hiện tại.
      • Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ.
      • Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, gần lời ăn tiếng nói trong đời sống. Gịong điệu nhà văn phong phú và có khả năng biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, nhận xét chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Gợi ý làm bài

Có ý kiến cho rằng: Nếu không viết: “Chí Phèo”, Nam Cao đã để lại cho Văn học Việt Nam một khoảng trống lớn. Chí Phèo là tác phẩm đầu tay của Nam Cao trình làng với bạn đọc, ngay từ khi xuất hiện nó đã trở thành một vấn đề, một kiệt tác của trào lưu văn học hiện thực. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bởi đến đây người đọc mới hiểu thế nào là tận cùng nỗi khổ của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến. Nếu như ở những tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… hình ảnh người nông dân chỉ hiện lên với những áp bức bất công, bị dồn đến bước đường cùng, nhưng họ vẫn còn giữ được con người mình, nhưng đến với Nam Cao thì đã có những khám phá phát hiện mới mẻ, ông không chỉ phát hiện ra bi kịch bị bần cùng hóa mà còn khám phá phát hiện ra bi kịch bị lưu manh tha hóa bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân.

Mở đầu trang văn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo xuất hiện bằng một hình ảnh hết sức sống động độc đáo: Chí Phèo khật khưỡng vừa đi vừa chửi: tiếng chửi của Chí Phèo ngay lập tức cho người đọc hình dung về một sự việc bất bình thường. Vì lẽ gì mà một con người phải cất lên những tiếng chửi như vậy?

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Đến đây, Chí Phèo rơi vào bi kịch của sự lựa chọn giữa sự sống và nhân cách cái Và cuối cùng, Chí Phèo đã tìm đến cái chết để khẳng định nhân cách của mình Chí Phèo cầm dao đâm chết Bá Kiến – kẻ thù lớn nhất của đời mình rồi tự sát. Chí Phèo đã lựa chọn – một sự lựa chọn nghiệt ngã, nhưng đó là cách duy nhất để con người lương thiện trong Chí được sống, để nhân cách con người của hắn được tồn lại.

Hành động tự sát của Chí Phèo là cuộc chiến đấu mạnh mẽ nhất, dữ đội nhất và là cuộc chiến đấu cuối cùng giữa con người hiền như cục đất và con quỷ dữ thằng đầu bò. Trong cuộc quyết đấu này, Chí Phèo đã chết, nhưng nhân cách lương thiện đã trỗi dậy và tỏa sáng, đó cũng chính là chiến thắng tất yếu của cái thiện đối với cái ác, đồng thời cũng là sự thể hiện rõ ràng nhất của tư tưởng nhân đạo và tinh thần nhân văn của ngòi bút Nam Cao.

Học 247 hi vọng, tài liệu trên sẽ đem đến cho các em những kiến thức thú vị và mới mẻ về truyện ngắn Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay với đề tài quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao trên.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF