Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung Tổng hơp câu hỏi trắc nghiệm về Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô ma có đáp án môn Lịch sử 10 dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VỀ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu 1: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về?
A. Từ Địa Trung Hải.
B. Từ Hắc Hải, Ai Cập.
C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Từ các nước trên thế giới
Câu 2: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phân nào?
A. Quý tộc phong kiến.
B. Vua chuyên chế.
C. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
D. Bô lão của thị tộc.
Câu 3: Điền vào chỗ trồng câu sau đây: “Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành một ........ (1)......., có vai trò như ….(2)….., thay mặt nhân dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm”.
A. Hội đồng 500 người - quốc hội
B. Hội đồng 5000 người - chính phủ
C. Hội đồng 50 người - thủ tướng
D. Hội đồng 300 người - nhà nước
Câu 4: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?
A. Khắp các nước phương Đông.
B. Khắp thế giới.
C. Khắp Trung Quốc và Ấn Độ.
D. Khắp mọi miễn ven biển Địa Trung Hải.
Câu 5: Ở Rô-ma, những người lao động khỏe mạng nhất được dùng để làm gì?
A. Làm việc ở xưởng thủ công
B. Làm việc ở trang trại
C. Làm đấu sĩ ở trường đấu
D. Tất cả các lĩnh vực trên
Câu 6: Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu?
A. Ở nông thôn.
B. Ở miền núi.
C. Ở thành thị
D. Ở trung du.
Câu 7: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp va Rô-ma còn có lực lượng nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?
A. Nông dân
B. Thương nhân
C. Thợ thủ công
D. Bình dân
Câu 8: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì?
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
C. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
Câu 9: Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN.
B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN.
D. Khoảng thiên niên kỉ III TCN.
Câu 10: Nhờ đâu sản xuất hàng hoá của người Hi Lạp và Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?
A. Buôn bán khắp các nước phương Đông.
B. Nông nghiệp phát triển, các mặt hàng nông sản ngày càng nhiều.
C. Sử dụng công cụ đề sắt, năng suất lao động tăng nhanh.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp.
Câu 11: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. Ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia
C. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị
D. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
Câu 12: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ mặt trời? Nhờ đâu?
A. Rô-ma. Nhờ canh tác nông nghiệp.
B. Hi Lạp. Nhờ đi biển.
C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc.
D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kĩ thuật phát triển.
Câu 13: Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và 1⁄4, nên họ định một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 29 ngày?
A. Hi Lạp.
B. Ai Cập.
C. Trung Quốc.
D. Rô-ma.
Câu 14: Hơn 3 vạn công dân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước. Đó là biểu hiện của:
A. thể chế cộng hòa cổ đại.
B. thể chế quân chủ cổ đại.
C. thể chế dân chủ cổ đại.
D. bản chất nhà nước cổ đại.
Câu 15: Thể chế dân chủ ở A-fen của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
Câu 16: Năm 476, đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng, bị sụp đổ?
A. Đế quốc Hi Lạp
B. Đế quốc Rô-ma
C. Đế quốc Ba Tư
D. Tất cả các đế quốc trên
Câu 17: Thị quốc ở Địa Trung Hải có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát,... quan trọng nhất là:
A. sân bay.
B. bến cảng.
C. bến sông.
D. bán đảo.
Câu 18: Trong các quốc gia cô đại Hi Lạp và Rô-ma, có những giai cấp, tầng lớp nao?
A. Chủ nô - nô lệ - bình dân.
B. Quý tộc - nông dân công xã - nô lệ.
C. Chủ nô - nông dân công xã - nô lệ.
D. Quý tộc - chủ nô - nông dân công xã - nô lệ.
Câu 19: Nước nào đã phát mình ra hệ thông chữ cái A, B, C?
A. Ai Cập.
B. Hi Lạp.
C. Hi Lạp, Rô-ma.
D. Ai Cập, Ấn Độ
Câu 20: Chủ nô là những người có thể lực về:
A. kinh tế.
B. xã hội.
C. quân sự.
D. kinh tế và chính trị.
Câu 21: Tác giả bản anh hùng ca I-đi-át và Ô-đi-xê là:
A. Hô-me
B. Hê-rô-đôt.
C. Viếc-ghin.
D. Xê-da.
Câu 22: “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyện bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”. Đó là định lí của ai?
A. Pi-ta-go.
B. Ơ-clít.
C. Ta-lét.
D. Ác-si-mét.
Câu 23: Ở Địa Trung Hải, cư dân sống băng nghề buôn bán nên tập trung ở thành thị, gọi là:
A. thành phố
B. thị xã.
C. thị quốc
D. thị trấn
Câu 24: Thành tựu khoa học của các quốc gia cổ đại phương Tây gồm các lĩnh vực nào?
A. Toán, văn, lí, hóa.
B. Toán, lí, sử, địa.
C. Thiên văn, lịch, chữ viết.
D. Thiên văn, chữ viết, toán, sử.
Câu 25: Thế nào là chế độ chiếm nô?
A. Chế độ mà kinh tế - xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
B. Chế độ do chủ nô làm chủ.
C. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
D. Chế độ có hai giai cấp: chủ nô và nô lệ.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
C |
C |
D |
C |
A |
D |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
B |
D |
C |
C |
B |
B |
A |
C |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
|
|
|
|
|
Đáp án |
A |
A |
C |
B |
A |
|
|
|
|
|
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hơp câu hỏi trắc nghiệm về Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô ma có đáp án môn Lịch sử 10. Để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: