Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây để thấy được tấm lòng vì dân vì nước và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm. Hy vọng, với tài liệu này, các em sẽ có được những kiến thức thú vị và bổ ích, hiểu hơn về tác phẩm Chiếu cầu hiền cũng như đức hạnh vua Quang Trung. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếu cầu hiền để nắm vững kiến thức cần đạt về văn bản này hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài Chiếu cầu hiền và tác giả Ngô Thì Nhậm
- Dẫn dắt vào vấn đề: tấm lòng vì dân vì nước và tầm nhìn xa trông rộng của Quang Trung
- Khái quát chung:
- Xuất xứ: tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà ra giúp vua giúp nước
- Thể loại: Chiếu
- Đối tượng và mục đích của bài chiếu: Bài chiếu nhằm hướng đến các sĩ phu Bắc Hà ra giúp vua giúp nước bằng những lí lẽ sắc bén, sâu sắc thuyết phục
- Phân tích
- Tác giả nêu thiên tính của người hiền bằng cách ví người hiền như ngôi sao sáng trên trời và dựa vào quy luật của tự nhiên để nói lên quan hệ tất yếu giữa người hiền và vua
- Trước thái độ của người hiền bấy giờ, vua Quang Trung tỏ thái độ mong mỏi, tha thiết kêu gọi người hiền ra giúp nước
- Một số hình ảnh: ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe…. → sự tha thiết, mong mỏi chân thành
- Tự nhận mình là người ít đức…. → tự phán xét và suy ngẫm về chính mình
- Lo cho đất nước còn non trẻ, mọi sự đều mới bắt đầu, kỉ cương còn đang thiếu xót, đức hóa chưa thấm nhuần…. → lo nghĩ đến sự nghiệp chung
- Coi trọng vai trò của hiền tài đối với đất nước và khẳng định niềm tin của mình đối với hiền tài
- Để thể hiện sự tha thiết, chân thành của mình với việc cầu hiền, vua Quang Trung đã đưa ra 3 con đường cầu hiền một cách cụ thể, dân chủ, mở rộng …..
- Nhận xét:
- Qua những câu hỏi, lời chất vấn của chính vua Quang Trung ta thấy được tấm lòng tha thiết của ông đối với việc cầu hiền, sự mong mỏi, chờ đợi và hi vọng người hiền ra giúp nước.
- Hơn thế vua Quang Trung đã nhận thức rõ vai trò của người hiền đối với đất nước nên ông đã bày tỏ thái độ chân thành, khiêm nhường biết bao trong từng câu văn để tỏ rõ lòng mình với người hiền. Và điều đó ít nhiều đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ của người hiền về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, đồng thời qua đó, người hiền sẽ nhận thức rõ ràng hơn về nhân cách của vua Quang Trung
- Không chỉ nhìn được vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước, mà vua Quang Trung còn đưa ra những sách lược cầu hiền đúng đắn và rộng mở khiến cho người khiến khó lòng không thể mở lòng đối với đất nước…..
⇒ Tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung được thể hiện một cách sâu sắc qua từng câu chữ, cách suy nghĩ và nhận định về thực tại để rồi có phương hướng, cách giải quyết đúng đắn và chân thành
c. Kết bài
- Đánh giá, cảm nhận chung về vấn đề nghị luận
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài "chiếu cầu hiền" để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung
Gợi ý làm bài
Ngô Thì Nhậm vốn là quan lại nhà Trịnh, sau theo Tây Sơn và được Quang Trung trọng dụng, ông là người soạn thảo nhiều văn kiện và giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn. Chiếu cầu hiền là một trong những văn kiện quan trọng đó.
Chiếu cầu hiền tha thiết kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Ngay từ đầu, bài luận thuyết đã cho ta thấy quan điểm của Quang Trung-về người hiền, kẻ sĩ đời xưa: "...người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng". Hay những kẻ lúc đất nước có nhiều biên cố, vẫn giữ vững khí tiết hoặc giữ lại ngậm tăm như "ngựa đứng trong hàng nghi lễ"...; hay là "bậc cao ẩn giấụ kín danh tiếng không xuất hiện suốt đời". Ông không phê phán và cũng không ngợi ca họ, bởi vì "nếu giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng thì không đúng với ý trời sinh ra người hiền". Với ông, có tài là phải giúp đời. Phải đem tài đó ra phục vụ tổ quốc, phục vụ đời.
Vua Quang Trung thể hiện sự mong mỏi này bằng hình ảnh "trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi". Vua thì không ngồi "chính giữa chiếu" mà lại "ngồi bên mép chiếu" để mong đợi người hiền tài, đặc biệt là chăm chú lắng nghe lời người hiền. Câu văn nói lên sự thiết tha, mong mỏi cháy lòng của vua Quang Trung đối với kẻ hiền sĩ, vì sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Có thể nói ở đây, tính dân chủ đã được hình thành và phát huy cao độ. Điều đó nói lên tính cấp thiết của đất nước trong việc trọng dụng người tài vào nắm giữ các chức vụ khác nhau trong triều đình mới.
Trong lịch sử ít có một nhà vua nào đề cao tối đa tính dân chủ trong việc tuyển dụng nhân tài vào giúp vua như Quang Trung. Chứng tỏ lòng yêu nước thương dân của nhà vua là vô cùng to lớn và vĩ đại bởi tinh thần muốn đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng một nước lạc hậu và yếu kém của vua Quang Trung. Với cách nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ. nhà vua là người am hiểu quy luật phát triển của lịch sử, đã thấy được tương lai sau này của đất nước. Sự tiên tri đó nói lên tài phán đoán, tiên tri của một vị vua anh minh đối với quốc gia, dân tộc, bởi vì trong sâu thẳm tấm lòng nhà vua luôn nung nấu một khát vọng làm sao cho dân no ấm, hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Đó cũng chính là mơ ước của người dân nhằm canh tân nước nhà.
Bài Chiếu cầu hiền là tấm lòng của vua Quang Trung đối với dân với nước, tấm lòng đó là niềm mong muốn được cống hiến vì sự phồn vinh của nước nhà và vua Quang Trung đã từng nung nấu. Qua bài chiếu này ta có thể nhận định rằng, tài nhìn xa trông rộng của nhà vua anh minh Quang Trung là bằng chứng lịch sử về tình yêu nước nồng nàn của một vị vua kiệt xuất.
Trên đây, Học 247 vừa hệ thống kiến thức cần nhớ cho bài học Chiếu cầu hiền qua đề tài Phân tích bài "chiếu cầu hiền" để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Mong rằng, với tài liệu trên các em sẽ học bài, củng cố kiến thức đã học một cách thuận lợi hơn. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay và bổ ích.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)