Chiếu cầu hiền được tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay theo tâm tư và nguyện vọng của vua Quang Trung là một trong những bài học hay trong chương trình Ngữ văn 11. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm thể loại, những đặc trưng, cũng như nội dung cơ bản của bài chiếu, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếu cầu hiền để nắm vững kiến thức cần đạt về văn bản này hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài Chiếu cầu hiền và tác giả Ngô Thì Nhậm
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Những nét khái quát chung
- Xuất xứ: được tác giả Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788, 1789 nhằm thuyết phục các trí thức cũ đất Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn
- Thể loại: Chiếu: văn bản do vua, chúa ban ra để triều đình hoặc toàn dân đọc và thực hiện mệnh lệnh hoặc yêu cầu trọng đại của đất nước, hoàng tộc hay bản thân nhà vua
- Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Vai trò và sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước
- Phần 2: Những trăn trở nhằm kêu gọi hiền tài ra giúp nước
- Phần 3: Con đường để tuyển hiền tài và khích lệ hiền tài
- Chủ đề: Bày tỏ tâm huyết của vua Quang Trung mong có được hiền tài ra giúp nước
- Phân tích:
- Đối tượng và mục đích bài chiếu
- Đối tượng: các sĩ phu Bắc Hà, những tri thức mà vì nhiều lẽ mà chưa ra giúp vua, giúp nước
- Mục đích: thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà ra giúp vua giúp nước
- Những lí lẽ thuyết phục qua bài chiếu:
- Nêu thiên tính của hiền tài:
- Ví người hiền như sao sáng trên trời để ngợi ca và nêu rõ thiên chức của hiền tài theo quy luật của tự nhiên: tinh tú phải chầu về sao Bắc Thần….
- Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ tất yếu của nhà vua và người hiền: hiền tài phải phục vụ thiên tử theo đúng mệnh trời
- Cách ứng xử của sĩ hiền tài, thực trạng đất nước và chỉ ra vai trò của họ đối với đất nước trong thời đại mới
- Cách ứng xử: lãng tránh bằng mọi cách để không ra giúp vua, giúp nước (bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích, ra làm quan thì cầm chừng, e dè…..)
- Đặt câu hỏi theo thế lưỡng phân: hoặc nhà vua ít đức hoặc đang thời loạn lạc
- Thẳng thắng tự nhận những khó khăn, hạn chế của triều đại mới do mình đứng đầu
- Chỉ ra vai trò của người hiền: một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình → khẳng định sự cần thiết sử dụng nhân tài, và hiện nay nhân tài có nhưng lại không chịu ra giúp sức
- Nêu thiên tính của hiền tài:
- → Lời lẽ trong bài chiếu khiêm nhường, tha thiết, lập luận chặt chẽ, có tình có lí
- Đường lối cầu hiền:
- Cho phép hiền tài tự mình dâng sớ tỏ bày việc nước mà không sợ bắt tội
- Các quan tiến cử
- Tự dâng sớ tiến cử chính bản thân
- →Các biện pháp cầu hiền cụ thể, đúng đắn, rộng mở, dân chủ…..
- Đối tượng và mục đích bài chiếu
- Nghệ thuật:
- Là một bài văn nghị luận có tính mẫu mực: các luận điểm, luận cứ logic, chặt chẽ, thuyết phục trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết
- Các điển cố, sử dụng các hình ảnh so sánh….
- Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá chung về bài chiếu
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
“Chiếu cầu hiền” là bài chiếu mà vua Quang Trung- Nguyễn Huệ giao cho Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu để chiêu mộ người có đức, có tài ra phục vụ triều đình giúp dân, giúp nước. Thay tâm nguyện của đức vua Ngô Thì Nhậm đã thể hiện cho muôn dân thấy được tấm lòng vì dân, vì nước của vua Quang Trung, cũng như sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng của đức vua.
Yêu cầu đối với một bài chiếu là rất cao, rất khắt khe, đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu sắc hoàn cảnh lịch sử xã hội, nắm được những nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ, phải dùng được những lời lẽ để thuyết phục được lòng dân, khiến muôn dân tâm phục khẩu phục. Ngô Thì Nhậm là một người tài giỏi có trình độ uyên tâm lỗi lạc, là người rất có tài thuyết phục lòng người. Qua tác phẩm “chiếu cầu hiền” chúng ta đã thấy được tài năng xuất sắc của tác giả vì cách lập luận chặt chẽ lời lẽ rõ rằng, tao nhã.
Ngay từ những câu mở đầu của bài chiếu, với những lời lẽ sâu sắc, tác giả đã khiến lòng người phải nể phục.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Bài chiếu thể hiện tấm lòng vì nước, vì dân của triều đại Tây Sơn cũng như tầm nhìn sâu rộng của vị Vua anh minh mà tài hoa này. Ông chiêu mộ người tài không bằng những lời lẽ hoa mỹ, văn vẻ mà ông dùng cái tâm, sự chân thành của mình để gửi tới tấm chân tình của mình tới những người hiền tài, sẵn sàng chiêu mộ người tài trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Qua đây ta cũng thấy được tài năng của Ngô Thì Nhậm về văn chương với những lý luận sắc bén, lập luận chặt chẽ, câu cú xa mà gần. bài chiếu ca ngợi tinh thần yêu nước thương dân và tư tưởng tiến bộ của triều đại Tây Sơn.
Trên đây, Học 247 vừa trích dẫn sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và một phần bài văn mẫu về đề tài phân tích bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm. Học 247 tin rằng, với tài liệu trên, các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích, thêm sự hiểu biết về đặc trưng thể loại chiếu cũng như thấy được mục đích và đối tượng của bài chiếu, cảm được tấm lòng của vua Quang Trung dành cho nhân dân, cho đất nước. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)