YOMEDIA

Tả hoạt động giảng bài của cô giáo em - Văn mẫu lớp 5

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Tả hoạt động giảng bài của cô giáo em dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 5 dễ dàng hơn khi viết bài văn tả người. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm kĩ năng viết văn của mình. Cùng Học247 theo dõi nhé!

ATNETWORK

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy tả về hoạt động giảng bài của cô giáo em mà em quan sát được.

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Những năm đèn sách, ngày ngày đến trường, bạn ghi nhớ hình ảnh nào nhất. Với tôi, tôi luôn nhớ nhất hình ảnh cô giáo giảng bài cho các em học sinh

Tùng...tùng...tùng... 3 hồi trống giòn giã vang lên, các bạn học sinh ổn định chỗ ngồi. Từ phía cửa ra vào, cô giáo trong bộ áo dài thướt tha, nhẹ nhàng bước vào lớp. Tất cả các em học sinh đều nghiêm chỉnh đứng lên chào cô. Cô cho các em ngồi xuống, và giờ học bắt đầu. Cô ghi tên bài lên bảng, tên bài tập đọc được viết bằng phấn đỏ, nổi bật trên bảng xanh. Rồi cô gọi một bạn đứng lên đọc thật to và rõ ràng bài thơ trong sách. Sau cùng, cô đọc truyền cảm lại một lần nữa. Giọng đọc của cô ấm áp, tôi như thấy được mọi nhân vật đang hiện ra trước mắt. Một dòng sông bát ngát, con thuyền đò đưa, tiếng hò xứ Huế,... tất cả như dội vào lòng tôi một xúc cảm mạnh mẽ. Cô giảng giải bố cục tác phẩm, giải thích ý nghĩa nội dung từng đoạn, đoạn này là tình yêu thiên nhiên, đoan kia là tình yêu con người,... Lời giảng của cô nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người. Bài tập đọc khó hiểu nhờ có cô mà trở nên thật dễ dàng. Vừa giảng, cô vừa đặt những câu hỏi cho chúng tôi xung phong trả lời. Mỗi câu trả lời đúng và hay đều được cô thưởng cho một điểm 10 đỏ chói. Sau khi bài giảng kết thúc, cô giao bài tập cho chúng tôi thực hành. Cả lớp chìm trong những sự suy tư im lặng. Lúc này, cô đi từng bàn hướng dẫn các bạn làm bài. Đi đến đâu cô cũng dùng bằng một giọng ân cần hỏi han "Em có hiểu bài không, có chỗ nào thắc mắc cần phải hỏi cô không". Mỗi khi có bạn nào chưa hiểu bài, chưa làm được bài, cô lại bình tĩnh giảng giải từ từ cho đến khi bạn ấy hiểu thì thôi. Có những lúc, bài quá khó, có bạn cô giảng mãi bạn vẫn không hiểu, bạn liền bật khóc dữ dội. Cô khi ấy mới nhẹ nhàng xoa đầu bạn, kéo bạn vào lòng an ủi, dỗ cho bạn nín khóc rồi mới tiếp tục giảng bài.

Giờ học thành công, các bạn ai cũng hiểu bài và có thể làm bài tập một cách nhanh và chính xác nhất. Trên trán cô lấm tấm mồ hôi nhưng nụ cười của cô mãn nguyện khiến ai cũng ấm lòng. Hình ảnh cô trong tà áo dài cần mẫn trên bục giảng đã khắc sâu trong tâm trí tôi hôm nay và mai sau.

2. Bài văn mẫu số 2

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dạy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dạy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi,xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mềm mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng,những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm ,cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu ,cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào ,chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi,cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiển nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày rồi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ”những lúc như thê cô mỉm cười rồi lại tiếp tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng,chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dạy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ lại ở một người dạy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

3. Bài văn mẫu số 3

Nếu cha mẹ là những người có công sinh thành và dưỡng dục cho em được khôn lớn thành người thì thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn đưa em đến bến bờ tri thức. Hình ảnh về cô giáo Mai Hương đã dạy em từ lớp 3 đến nay luôn khắc sâu trong tâm trí em. Điều đặc biệt ấn tượng với em về cô là hình ảnh cô Hương say sưa giảng bài trên lớp.

Cô Hương còn rất trẻ mặc dù cô ấy đã gần 30 tuổi. Cô giáo của em cao cao, dáng người thon gọn, cân đối. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng hồng. Đôi mắt của cô to và đen láy, luôn nhìn chúng em với ánh mắt thương yêu, trìu mến. Chiếc mũi dọc dừa và đôi môi luôn nở những nụ cười thân thiện được cô khéo thoa một chút son hồng thật đẹp. Khi cười, cô để lộ hàm răng trắng, đều tăm tắp. Nụ cười hiền dịu của cô như cơn gió mát lành đưa chúng em vào những giờ học đầy say mê và hứng thú. Mái tóc mượt mà, đen bóng luôn được cô buông xõa ngang vai. Hàng ngày, cô thường mặc váy đến lớp, những chiếc váy với màu sắc dịu nhẹ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của cô. Cô Hương rất hiền nhưng trong giờ học cô rất nghiêm khắc. Những bạn thuộc bài và làm bài đầy đủ cô cho điểm 10 và khen ngợi, còn bạn nào lười học, không thuộc bài, cô rất buồn và nghiêm khắc phạt. Cô Hương rất công bằng, không bao giờ thiên vị bất cứ ai và luôn quan tâm tất cả học sinh trong lớp. Đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn cô còn đến tận nhà động viên và kêu gọi mọi người ủng hộ bằng vật chất và tinh thần cho các bạn ấy đi học. Nhắc đến cô Hương, em sẽ không thể nào không nhớ đến những tiết học đầy bổ ích và lí thú của cô. Em thích nhất là giờ học Tiếng Việt của cô, giọng giảng bài đều đều, truyền cảm. Từng nét chữ mềm mại, tròn trịa được cô nhẹ nhàng viết lên bảng. Bàn tay cô lướt nhanh như một người họa sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Cô đọc bài, giọng của cô ngân vang ấm áp, thánh thót. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Đi kèm theo từng lời giảng, ánh mắt cô đều nhìn thẳng vào học trò như muốn động viên, cổ vũ chúng em. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Có những câu hỏi khó chúng em chưa biết trả lời, cô nhẹ nhàng gợi ý để chúng em khám phá kiến thức. Những điểm quan trọng cần chú ý, cô nhấn mạnh và lặp lại cho chúng em ghi. Khi chúng em chăm chú làm bài tập, cô nhẹ nhàng đi qua từng dãy bàn, quan sát học trò mình làm bài. Khi có bạn nào làm chưa đúng, cô đều tỉ mỉ chỉ ra lỗi sai và sửa cho bạn. Trong mỗi tiết học, bên cạnh việc giảng bài học, cô còn kể cho chúng em nghe những câu chuyện bên lề, những mẩu chuyện vui để giải trí, để chúng em không cảm thấy nhàm chán trong giờ học và có một tinh thần vui vẻ, sảng khoái. Mỗi khi tiết học kết thúc, cô thường tổng kết lại bài học hôm đó và dặn dò chúng em một cách tỉ mỉ. Cô vui vẻ chào cả lớp và ra về. Sau mỗi tiết học của cô, em như biết thêm được nhiều điều mới mẻ, được truyền đạt những kiến thức hay và bổ ích.

Giờ đây, không còn được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em vẫn luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi ở bên cô, những giờ học được nghe cô giảng bài. Nhờ có cô, một đứa học trò luôn bị điểm kém môn Văn như em đã tiến bộ theo từng ngày, theo từng câu chữ trong bài giảng của cô. Cô ơi, em yêu cô rất nhiều!

4. Bài văn mẫu số 4

Cô Thu Hiền là giáo viên Văn của trường phổ thông cơ sở Lê Văn Tám. Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 5C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.

Cô Hiền khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.

Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.

Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.

Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.

Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:

– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.

Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là dòng giống Rồng Tiên.

Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân.

Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.

Giờ Văn của cô Hiền có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON