Bài thơ Việt Bắc lớp 12 được Học247 biên soạn và tổng hợp gồm 3 phần : Bài thơ, Soạn bài và các bài văn mẫu nhằm mục đích giúp cho các em nắm vững hệ thống kiến thức cần đạt khi học tiết văn bản Việt Bắc. Mời các em cùng Học247 tham khảo bài hướng dẫn tại đây:
1. Bài thơ Việt Bắc
1.1. Bài thơ
Việt Bắc - Tố Hữu -
Mình về mình có nhớ ta? Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Ai về ai có nhớ không? |
Ở đâu u ám quân thù
|
1.2. Video bài giảng Việt Bắc
Với thời lượng 5 giờ 5 phút, video bài giảng do cô Phan Thị Mỹ Huệ - GV tại Học 247 trực tiếp giảng dạy sẽ giúp các em nắm được những nội dung trọng tâm của tác phẩm thông qua 3 phần chính: Tác giả Tố Hữu, Bài thơ Việt Bắc và phần Tổng kết.
2. Soạn bài Việt Bắc
2.1. Soạn bài tóm tắt
Với bố cục bài tổng hợp gồm 3 phần: Bài thơ Việt Bắc, soạn bài Việt Bắc và văn mẫu bài thơ Việt Bắc, Học 247 sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trong SGK của 2 chương trình cơ bàn và nâng cao. Thông qua bài tổng hợp này, các em sẽ nắm được những nội dung cần đạt cũng như cách lập dàn ý và làm một bài văn hoàn chỉnh xung quanh tác phẩm Việt bắc của Tố Hữu.
2.2. Soạn bài chi tiết
Với những phần gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK, các bài văn mẫu cùng bài soạn chi tiết, Học 247 mong muốn có thể cung cấp được đầy đủ những kiến thức cần đạt khi các em học tác phẩm Việt Bắc. Để định hướng đúng những nội dung cần đạt, các em có thể tham khảo thêm tại đây: Soạn bài Việt Bắc.
3. Văn mẫu bài thơ Việt Bắc
3.1 Phân tích bài thơ
Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Tháng 10 năm 1954 sau quân và dân ta giành được chính quyền từ bọn thực dân Pháp, Trung ương Đảng và chính phủ đã rời căn cứ Cách mạng để về Việt Bắc. Trước sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Bài thơ là tiếng lòng của người chiến sĩ với người dân trong cuộc tiễn đưa. Đó không chỉ là lời chia tay dạt dào cảm xúc mà còn là lời khẳng định đinh ninh về sự chung thủy sắt son của những người cách mạng. Vậy khi phân tích bài thơ Tố Hữu các em cần định hướng như thế nào để dàn ý và bài văn đi đúng hướng và đạt được điểm cao? Học 247 xin giới thiệu cho các em dàn ý chi tiết và bài văn mẫu này tại đây: Bài thơ Việt Bắc.
3.2. Cảm nhận 20 câu thơ đầu
Đề bài: Cảm nhận hai mươi câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Là “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản”, Tố Hữu đã đạt đến đỉnh cao khi tác giả sáng tác bài thơ Việt Bắc. Việt bắc là khúc hát ân tình của người kháng chiến với quê hương và xứ sở. Trong hai mươi câu thơ đầu, Tố Hữu đã viết lại những mốc lịch sử, những sự kiện cách mạng, những chặng đường hào hùng của cách mạng Việt Nam. Để thấy được những nét đẹp và hào hùng ấy, Học 247 đã biên soan và tổng hợp được dàn ý chi tiết và bài văn mẫu về hai mươi câu thơ này. Để nắm được những kiến thức và cách viết một bài văn phân tích, mời các em tham khảo thêm tại đây: Phân tích hai mươi câu thơ đầu.
3.3. Tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu
Đề bài: Phân tích tính dân tộc trong đoạn thơ dưới đây
Mình đi mình có nhớ ta
Mười năm lăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu đã xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn. Sự hấp dẫn ấy đến từ nhiều phương diện, song về phương diện tính dân tộc trong thơ là một trong những nét độc đáo trong thơ Tố Hữu. Tính dân tộc ấy càng được thể hiện rõ hơn trong bài thơ Việt Bắc mà đặc biệt là trong tám câu thơ đầu của tác phẩm. Vậy tính dân tộc trong đoạn thơ ấy cần được phân tích như thế nào là đúng, Học247 xin cung cấp cho các em dàn bài chi tiết và bài văn mẫu phân tích tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu tại đây: Tính dân tộc trong 8 câu thơ đầu.
3.4. Bức tranh ra quân hùng vĩ
Đề bài: Phân tích đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Bên cạnh tính dân tộc, tính sử thi cũng là một trong những nét làm nên phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ với 12 câu thơ như một khúc ca thắng trận của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, chất trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng, thiết tha, Tố Hữu đã làm nổi bật lên khí thế hào hùng của dân tộc ta. Vậy để viết thành một bài văn hoàn chỉnh cho đề văn phân tích 12 câu thơ trên, các em cần xác định hướng triển khai dàn ý như thế nào? Để giải quyết được thắc mắc này, Học 247 đã giúp các em biên soạn và tổng hợp một dàn ý chi tiết cùng một bài văn mẫu tại đây: Bức tranh ra quân hùng vĩ trong bài thơ Việt Bắc các em cùng tham khảo!
3.5. Bức tranh tứ bình
Đề bài: Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.
Một giọng thơ ngọt ngào, tha thiết cứ quyện lấy tâm hồn người đọc, Tố Hữu đã tạo cho mình một phong cách thơ thật độc đáo. Với những vần thơ trong sáng, nhẹ nhàng, nhà thơ đã phác họa ra trước mắt người đọc một bức tranh tứ bình thật đep và nên thơ. Vậy để lập dàn ý và viết một bài văn hoàn chỉnh cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ này, các em cần nắm rõ những nội dung gì? Với hai phần chính: dàn ý chi tiết và bài văn mẫu, Học 247 mong muốn cung cấp thêm cho các em những ý tưởng mới, những cảm nhận hay về bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên bốn mùa nói riêng. Để tham khảo chi tiết, các em có thể tìm hiều tại đây: Cảm nhận về bức tranh tứ bình.
>>> Văn bản tiết tiếp theo: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----