Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong số những tác phẩm mà ông Tú viết về vợ mình. Một người vợ rất mực thủy chung, son sắt, tình nghĩa, bà Tú chính là đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ truyền thống Việt Nam xưa. Với hệ thống bài tổng hợp gồm ba phần chính: bài giảng, bài soạn và các bài văn mẫu của bài thơ Thương vợ, Học247 hi vọng sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức của tiết văn học này. Chi tiết bài soạn, mời các em cùng tham khảo dưới đây:
1. Bài thơ Thương vợ
1.1. Bài thơ
Thương Vợ
Trần Tế Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
1.2. Bài giảng Thương vợ
Bài thơ Thương vợ được Tú Xương viết khoảng những năm cuối thế kỉ XIX. Bài thơ thể hiện một cách chân tình và hóm hỉnh thái độ của Tú Xương với bà Tú. Với hệ thống bài giảng gồm 3 phần chính: Tìm hiểu chung, Đọc hiểu văn bản và Tổng kết, Học247 đã biên soạn và tổng hợp cho các em hệ thống những kiến thức cần đạt khi học tiết văn học này. Các em có thể tham khảo chi tiết bài giảng tại đây: Thương vợ của Trần Tế Xương.
2. Soạn bài Thương vợ
2.1. Soạn bài tóm tắt
Với hệ thống bài soạn tóm tắt gồm 3 phần chính: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn bài Thương vợ chương trình chuẩn và hướng dẫn soạn bài chương trình nâng cao, Học247 hi vọng có thể giúp các em hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cơ bản cần đạt khi học tiết văn bản này. Để xem bài soạn tóm tắt, các em tham khảo tại đây: Soạn bài Thương vợ tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Nhằm cung cấp thêm kiến thức cho các em về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương chương trình Ngữ văn lớp 11, Học247 đã biên soạn và tổng hợp một bài soạn chi tiết cho tiết học này. Bên cạnh bài soạn tóm tắt, bài soạn chi tiết này sẽ giúp các em hiểu được những nội dung chính của bài học và có thể tả lời được các câu hỏi trong SGK ở hai chương trình chuẩn và nâng cao. Để tham khảo nội dung chi tiết, các em có thể đọc thêm tại đây: Bài soạn Thương vợ.
3. Văn mẫu bài thơ Thương vợ
3.1. Phân tích bài thơ
Đề bài: Phân tích bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương
Thương vợ là một bài thơ mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng lòng của Tú Xương dành cho người vợ tần tảo, quanh năm khổ cực, gồng gánh nuôi chồng nuôi con. Không cầu kì, kiểu cách, bài thơ cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc như một lời tâm sự, thủ thỉ của ông Tú dành cho vợ mình. Vậy khi phân tích bài thơ này, các em cần có những luận điểm nào cần được làm sáng tỏ để bài văn viết được đúng hướng và hay. Mời các em cùng tham khảo bài văn: Phân tích bài thơ Thương vợ.
3.2. Vẻ đẹp hình tượng bà Tú
Đề bài: Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài Thương vợ của Trần Tế Xương
Thương vợ là một bài thơ đặc biệt bởi đây là bài thơ Tú Xương viết về vợ mình. Một người chồng luôn thương yêu và biết ơn người vợ đã tần tảo sớm hôm buôn bán gánh gồng để “nuôi đủ năm con với một chồng”. Vậy hình ảnh của bà Tú hiện ra trong thơ Tú Xương như thế nào, mời các em cùng tham khảo bài viết chi tiết tại đây: Hình tượng bà Tú.
3.3. Tâm sự mang nỗi niềm thế sự
Đề bài: Tâm sự mang nỗi niềm thế sự của Trần Tế Xương qua bài Thương vợ
Thương vợ là bài thơ viết về vợ - bà Tú, hay và cảm động nhất của Trần Tế Xương. Đây là bài thơ mang nỗi niềm thế sự của nhà thơ. Đồng thời, đây cũng là những lời thơ chan chứa tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ tần tảo và hiền thục của mình. Vậy những tâm sự mang nỗi niềm thế sự trong bài thơ là gì? Và làm thế nào để lập dàn bài chi tiết cũng như viết một bài văn hoàn chỉnh cho dạng đề này? Học247 mời các em cùng tham khảo dàn bài và bài văn mẫu tại đây:
Tâm sự mang nỗi niềm thế sự trong Thương vợ.
3.4. So sánh Thương vợ và Tự tình II
Đề bài: So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương
Hình ảnh của người phụ nữ trong thơ văn trung đại rất ít khi xuất hiện. Thế nhưng đến cuối thế kỉ thứ XVIII - đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân Hương đã tô điểm thêm trong thơ ca hình ảnh của người phụ nữ khát khao được sống trong một tình yêu trọn vẹn. Và đến nửa cuối thế kỉ XIX, hình ảnh một người phụ nữ truyền thống đảm đang, tần tảo, thủy chung đã được Trần Tế Xương đưa vào trong thơ của mình. Vậy hai hình ảnh của hai người phụ nữ này có điểm gì giống và khác nhau. Mời các em cùng tham khảo dàn bài chi tiết và bài văn mẫu tại đây: Hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II và bài Thương vợ.
3.5. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Đề bài: Lập dàn ý Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
Là một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Nôm, Thương vợ của Trần Tế Xương rất dễ đi vào lòng người nhờ sự giản dị, gần gũi và chân phương từ nội dung cho đến nghệ thuật thơ. Với dạng đề lập dàn ý giá trị nội dung và hình thức, Học247 đã biên soạn và tổng hợp một sơ đồ dàn ý tóm tắt gợi ý và dàn bài chi tiết với hi vọng cung cấp thêm cho các em một hệ thống kiến thức để giải quyết đạng đề này một cách có định hướng hớn. Chi tiết dàn ý, các em có thể tham khảo tại đây:
Dàn ý giá trị nội dung và hình thức.
3.6. Phong cách thơ Tú Xương
Đề bài: Lập dàn ý phân tích phong cách thơ Tú Xương thể hiện qua bài Thương vợ
Là một nhà thơ được biết đến với mảng thơ trào phúng châm biếm nhưng bên cạnh đó, trữ tình cũng là một mảng rất đặc trưng trong phong cách thơ của Tú Xương. Trong những bài thơ mang phong cách lãng mạn trữ tình, bài Thương vợ được xem là bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương khi viết về người vợ tần tảo, thương chồng thương con chẳng quản nắng mưa, khó nhọc. Vậy với đề bài phân tích Phong cách thơ Tú Xương thể hiện qua bài Thương vợ, Học247 đã biên soạn và tổng hợp hệ thống sơ đồ tóm tắt gợi và dàn bài chi tiết, các em có thể tham khảo tại đây:
Phong cách thơ Tú Xương qua bài Thương vợ.
>>>Bài học tiếp theo: Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----