YOMEDIA

Nỗi oán của người phòng khuê - Ngữ văn 10

 
NONE

Vương Xương Linh (698? - 757), tự là Thiếu Bá, người Kinh Triệu - Tràng An, là nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Đề tài trong thơ ông được người đời sau đánh giá cao đó là những bài thơ viết về chiến tranh và phụ nữ, đặc biệt là cung nữ. Ông được coi là một trong những nhà thơ bậc thầy về thể thơ thất ngôn tuyệt cú mà Nỗi oán của người phòng khuê là bài tiêu biểu. Với bố cục bài soạn tổng hợp bào gồm 3 phần: bài thơ, bài soạn và bài văn mẫu, Học247 hi vọng có thể giúp các em hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cần đạt cũng như thực hành lập dàn ý và viết hoàn chỉnh một bài văn phân tích tác phẩm Nỗi oán của người phòng khuê. Chi tiết bài soạn tổng hợp, các em có thể tham khảo dưới đây:

ATNETWORK

1. Bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê

1.1. Bài thơ

Phiên âm:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Dịch nghĩa:

Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn,

Ngày xuân trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu đẹp.

Chợt thấy sắc (xuân) của cây dương liễu đầu đường,

Hối hận đã để chồng đi (tòng quân lập công, làm quan) kiếm tước hầu!

Dịch thơ:

Bản dịch thứ nhất:

Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.

Nhác trông vẻ liễu bên đường,

“Phong hầu”, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi.

Tản Đà dịch

(Thơ Đường, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

Bản dịch thứ hai:

Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu,

Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu.

Đầu đường chợt thấy màu dương liễu,

Hối để chàng đi kiếm tước hầu.

Nguyễn Khắc Phi dịch

(Có tham khảo bản dịch của Trần Trọng San,

Thơ Đường, quyển I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966)

1.2. Bài giảng Nỗi oán của người phòng khuê

Nỗi oán của người phòng khuê được xem là bài thơ thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của Vương Xương Linh. Với hệ thống bài giảng gồm ba phần, trong đó phần đọc hiểu văn bản được phân tích theo hai phần: sự vô tư của người chinh phụ (2 câu đầu) và nỗi buồn li biệt của người chinh phụ (2 câu cuối). Hi vọng với bài giảng này, các em có thể nắm được những nội dung cần đạt khi học tác phẩm này. Chi tiết bài giảng, các em có thể tham khảo tại đây: Bài giảng Nỗi oán của người phòng khuê.

2. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê

2.1. Soạn bài tóm tắt

Ngoài phần hướng dẫn soạn bài chi tiết, Học247 còn tổng hợp và biên soạn hướng dẫn soạn bài tóm tắt với các gợi ý trả lời tóm tắt các câu hỏi trong SGK của 2 chương trình Ngữ văn chuẩn và nâng cao. Với kết cấu nội dung gồm 3 phần: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn, hướng dẫn soạn bài chương trình nâg cao, hi vọng sẽ giúp các em có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị thật tốt cho bài học tuần thứ 17 trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 của mình. Để nắm nội dung chi tiết bài soạn, các em tham khảo tại đây:  Hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê tóm tắt.

2.2. Soạn bài chi tiết

Phần hướng dẫn soạn bài chi tiết mà Học247 tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi nằm trong phần hướng dẫn soạn bài như: “Bài thơ có bố cục như thế nào?” hay “Nhan đề bài thơ là Nỗi oán của người phòng khuê nhưng vì sao mở đầu bài thơ, tác giả lại nói “Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn”?” Các câu hỏi trên thuộc phần hướng dẫn học bài trong SGK của bài học tuần thứ 17: Nỗi oán của người phòng khuê. Để có thể trả lời các câu hỏi này, các em cần phải nắm vững nội dung bài học. Phần soạn bài bao gồm những gợi ý sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK một cách nhanh chóng. Để nắm nội dung chi tiết, các em tham khảo tại đây:

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê.

3. Văn mẫu Nỗi oán của người phòng khuê

3.1. Phân tích bài thơ

Đề bài: Phân tích bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh

Vương Xương Linh (698? – 757) là nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Ông viết rất hay về đề tài chiến tranh và phụ nữ đặc biệt là cung nữ. Với bài soạn gồm 3 phần chính: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng có thể phân tích được bài thơ này. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Phân tích bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê.

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON