YOMEDIA
NONE

Nỗi oán của người phòng khuê - Ngữ văn 10


Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Nỗi oán của người phòng khuê, mong rằng sau khi xem xong bài giảng các em sẽ nắm được những nội dung trọng tâm về nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ. Từ đó biết cảm thông và hiểu hơn nỗi lòng của người thiếu phụ có chồng ra trận. Chúc các em có một bài giảng hay và gặt hái được nhiều kiến thức.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Vương Xương Linh (698 – 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, tĩnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ông nổi tiếng rất sớm về tài văn chương
  • Tuy đỗ tiến sĩ nhưng Vương Xương Linh chỉ được giữ những chức quan nhỏ và bị biếm trích rất nhiều lần. Trong loạn An -Sử, ông lánh nạn ở vùng Giang, Hoài, bị tên thứ sử Lư Khâu Hiểu giết hại
  • Vương Xương linh là nhà thơ kiệt xuất thời Thịnh Đường, thường viết về đề tài biên tái, quân lữ, cung oán, khuê tình và tống biệt; đề tài nào ông cũng có những tác phẩm xuất sắc.
  • Thơ ông rất trang nhã, tinh tế, thanh tân, vừa giàu tính hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình, phản ánh những vấn đề lớn của thời đại như chiến tranh, đau thương, mất mát... Đặc biệt, ông thường đi sâu phân tích và thể hiện tâm lí, tình cảm của nhiều loại người như tầng lớp trí thức, tướng sĩ, binh lính, những thiếu phục có chồng ngoài mặt trận...

b. Tác phẩm

  • Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Bố cục:
    • Hai câu thơ đầu: Sự vô tư của người chinh phụ
    • Hai câu thơ sau: Nỗi niềm của người chinh phụ
  • Chủ đề: Nhà thơ mượn tâm trạng của một khê phụ trẻ để thông qua độ lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hai câu thơ đầu: Sự vô tư của người chinh phụ

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.

(Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.)

  • Người chinh phụ có chồng ra trận mà lòng vẫn bình yên, vẫn làm công việc bình thường, hằng ngàymột cách vô tư và hồn nhiên
    • Trang điểm
    • Lên lầu ngắm cảnh

⇒ Ngươi chinh phụ vô tư, hồn nhiên, vui vẻ sống cuộc sống bình thường chưa biết "sầu" mặc dù thiếu vắng bóng người chồng

b. Hai câu cuối:

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

(Nhác trông vẻ liễu bên đường,

“Phong hầu”, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!)

  • Hình ảnh "màu dương liễu" xanh mơn mởn mà khuê phụ chợt thấy lúc bước lên lầu cao đã làm cho dòng cảm xúc của người chinh phụ chợt đổi chiều
  • Khơi gậy nỗi buồn biệt li trong người chinh phụ
  • Nhìn cành dương liễu và chợt nhận ra hạnh phúc, tuổi xuân trở nên mong manh biết nhường nào → khát vọng hạnh phúc.

→ Nỗi hối hận 

⇒ Nhớ thương pha lẫn tiếc nuối và ân hận vì đã để chồng đi tòng quân. Nàng nhận ra tương lai gắn với chiến tranh là những bấp bênh, khó nhọc, là lành ít dữ nhiều. Và tận cùng trong sâu thẳm tâm can nàng giờ đây là nỗi oán hờn cho ấn phong hầu, cho chiến tranh phi nghĩa.

2. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê

Trong số những kiệt tác của Vương Xương Linh thì bài Khuê oán (Nỗi oán của người phòng khuê) được người đời hâm mộ và truyền tụng rộng rãi bởi nó được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của dân chúng thời Thịnh Đường. Để tìm hiểu kĩ về bài thơ này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Nỗi oán của người phòng khuê.

3. Một số bài văn mẫu về bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê 

Trải qua hàng ngàn năm, bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê vẫn sống mãi trong lòng những thế hệ yêu mến và hâm mộ phong cách thơ trữ tình thanh tao, sâu nặng của Vương Xương linh – một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Để cảm nhận về bài thơ rõ hơn, mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu sau:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON