YOMEDIA

Soạn văn 7 Quan Âm Thị Kính tóm tắt

 
NONE

Trích đoạn Quan Âm Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. Để hiểu được trích đoạn này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Quan Âm Thị Kính tóm tắt. Hi vọng thông qua bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ nắm được khái quát nội dung và nghệ thuật của trích đoạn.

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: Hạnh phúc vợ chồng.
    • Phần 2: Nỗi oan hại chồng.
    • Phần 3: Quyết tâm đi tu.

2. Hướng dẫn soạn văn Quan Âm Thị Kính

Câu 1. Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.

  • Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm.

    Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.

Câu 2. Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.

  • Học sinh đọc kĩ trích đoạn và chú thích.

Câu 3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong vở chèo và đại diện cho ai? 

  • Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
  • Tuy nhiên nhân vật chính thể hiện xung đột kịch chỉ có Thị Kính và Sùng bà.
  • Tuy nhiên nhân vật chính thể hiện xung đột kịch chỉ có Thị Kính và Sùng bà.
  • Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác đại diện tầng lớp địa chủ phong kiến. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính đại diện cho người phụ nữ lao động, dân thường.

Câu 4. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, nhận xét gì về nhân vật này? 

  • Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm.
  • Qua lời nói và củ chỉ của Thị Kính, ta thấy nhân vật này là một người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng, chân thật và tự nhiên.

Câu 5Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.

  • Hành động của Sùng bà: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống.
  • Ngôn ngữ của Sùng bà với Thị Kính: đay nghiến, mắng nhiếc thậm tê. Trong lời mắng chửi luôn mang nặng tư tưởng khác biệt giai cấp, môn đăng hộ đối.

Câu 6. Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

  • Trong đoạn trích có 5 lần Thị Kính kêu oan.
  • Bốn lần kêu oan hướng về chồng và mẹ chồng nhưng chẳng nhận được sự cảm thông.
  • Lần kêu oan thứ năm: kêu oan với cah ruột thì tiếng oan mới nhận được cảm thông, tuy rằng đó là lời thở than đau khổ và bất lực.

Câu 7. Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao? 

  • Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm việc tàn nhẫn:
    • Lừa Mãng ông sang cữ cháu ngoại, kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con gái về.
    • Khi Mãng ông đang hoang mang chưa rõ chuyện, Sùng ông còn giúi ngã Mãng ông một cách thô bạo.
  • Xung đột kịch cao nhất ở cảnh Mãng ông bị giúi ngã. Vì với xung đột nàu, Thị Kính bị đẩy lên tột cùng nỗi đau: oan ức, tan vỡ gia đình mà còn liên lụy đến cha.

Câu 8. Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ không?

  • Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:
    • Lưu luyến, đau khổ khi phải xa chồng, khi chịu oan ức.
    • Ngậm ngùi xót xa cho duyên phận hẩm hiu, số phận bất hạnh của mình.
  • Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa  như một con đường giải thoát:
    • Tích cực: phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoạn chính.
    • Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm đến cửa Phật. Đó chỉ là hành động cam chịu chứ không phải đấu tranh.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Quan Âm Thị Kính tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Quan Âm Thị Kính.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----- 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON