Bài soạn Quan âm Thị Kính giúp các em hiểu được giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ. Ngoài ra bài soạn gợi ý cho các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa dễ dàng hơn.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hịa chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn trèo rất tiêu biểu của sân khấu trèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
1.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xung đột gay gắt.
- Khéo léo trong việc vận dụng kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
2. Soạn bài Quan Âm Thị Kính
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong vở chèo và đại diện cho ai?
- Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
- Trong đoạn trích có hai nhân vật chính thế hiện xung đột kịch là Sùng bà và Thị Kính. Nhân vật chính là Thị Kinh, thuộc vai nhân vật nữ, đại diện cho những người dân lao động bị áp bức trong xã hội phong kiến.
- Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
Câu 2. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, nhận xét gì về nhân vật này?
- Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gia đình ấm cúng, tuy không phố biến đối với nhân dân song đó là mơ ước của người dân về một gia đình trong đó vợ chồng hoà thuận, êm ấm.
- Hiện lên trong khung cảnh ấy là hình ảnh của Thị Kính với những cử chi rất ân cần, dịu dàng: khi chồng ngủ thì dọn trường kỉ, rồi ngồi quạt cho chổng, thấy râu mọc ngược dưới cằm của chồng thì băn khoăn lo lắng về điềm chẳng lành. Kết hợp với những lời nói sử. Thị Kính hiện lên là một người vợ thương chồng, dành cho chồng những tình cảm chân thành nhất.
Câu 3. Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.
- Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.
- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.
- Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.
Câu 4. Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
- Trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng có 5 lần Thị Kính kêu oan.
- Trong năm lần ấy thì có ba lần hướng về mẹ chồng, một lần hướng về cha đẻ và một lần hướng về chồng.
- Bốn lần kêu oan với mẹ chồng và chồng song đều vô ích.
- Lần kêu oan thứ năm là kêu với cha đẻ của mình (Mãng ông) Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Tuy vậy, sự cảm thông của người cha đôi với Thị Kính hoàn toàn bất lực vì Mãng ông chỉ là một người nghèo khổ và đã già yếu. Kết quả đó là nỗi oan không giải được và Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
Câu 5. Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thế hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, xung đột kịch tập trung cao nhất đó chính là hành động vô cùng tàn ác của Sùng bà và Sùng ông dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra là bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã ê chề. Và cao hơn nữa còn thề hiện những hành động vũ phu đối với cha con họ. Khi đó Thị Kính bị đẩy vao chồ cực điểm của nỗi đau. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực.
Câu 6. Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khố trong xã hội cũ không?
- Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.
- Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo.
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi.
- Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.
Học247 hi vọng rằng với phần gợi ý hướng dẫn soạn bài Quan âm Thị Kính sẽ giúp các em hiểu được nỗi oan bi thảm và bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Quan Âm Thị Kính để nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn.