Khi sử dụng từ Hán Việt, các em cần lựa chọn những từ có sắc thái nghĩa phù hợp với mục đích cụ thể, tránh việc lạm dụng và sử dụng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 26 tóm tắt thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em vận dụng từ Hán Việt vào các bài tập cụ thể. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn tập về từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
1.2. Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt
- Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán Việt và từ thuần Việt đồng nghĩa, từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang
+ Biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng
+ Làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc
VD: Nói Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội trẻ em cứu nước)…
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
a) Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô Đại Cáo.
b) Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt có trong đoạn trích.
c) Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
Trả lời:
a) Từ Hán Việt có trong đoạn trích: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
- Nhân nghĩa là lòng thương người ᴠà ѕự đối хử ᴠới người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, ᴠiệc làm đúng đắn, phù hợp ᴠới đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Văn hiến: Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của một dân tộc.
- Hào kiệt: Người có tài cao, chí lớn, hơn hẳn người thường.
b) Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt: làm cho đoạn văn ngắn gọn nhưng vẫn mang hàm ý biểu đạt đầy đủ ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện.
c) Đặt câu:
- Nhân nghĩa: Thầy cô luôn dạy, mỗi người chúng ta cần phải sống nhân nghĩa, yêu thương con người.
- Văn hiến: Việt Nam là là một quốc gia có truyền thống văn hiến lâu đời.
- Hào kiệt: Tuấn được mệnh danh là một đấng “hào kiệt” của lớp 12A7.
Câu 2: Đọc lại đoạn (3) của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây" đến “dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”) lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:
Stt |
Điển tích |
Tác dụng biểu đạt |
1 |
|
|
Trả lời:
STT |
Điển tích |
Tác dụng biểu đạt |
1 |
Nam Sơn, Đông Hải |
Đem lại sự hàm súc cho câu văn |
2 |
Nếm mật nằm gai |
Đem lại ý nghĩa biểu đạt cao cho câu văn |
3 |
Tiến về đông |
Câu văn trở nên ngắn gọn, hàm súc hơn |
Câu 3: Hầu hết các yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.
Trả lời:
Từ “nhân nghĩa”, “đại nghĩa” trong nguyên tác chưa được dịch ra tiếng Việt
- Đại nghĩa là chính nghĩa cao cả.
- Nhân nghĩa là lòng thương người ᴠà ѕự đối хử ᴠới người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, ᴠiệc làm đúng đắn, phù hợp ᴠới đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó?
Trả lời:
- Các từ Hán Việt cùng nghĩa: nhân đức, nhân từ, nhân hậu
- Nhân đức: có lòng yêu thương giúp đỡ người khác
- Nhân từ: hiền hậu có lòng yêu thương, lòng thương người
- Nhân hậu: có lòng thương người và trung hậu
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm