YOMEDIA

Soạn bài Bảo kính cảnh giới tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

 
NONE

Nguyễn Trãi là người không chỉ có tấm lòng yêu nước, thương dân mà còn có tình yêu nhiên nhiên tha thiết. Trước những cảnh vật quen thuộc qua thơ tác giả đều trở nên sinh động, đầy sức sống, một trong số đó là bài thơ Bảo kính cảnh giới. Qua tác phẩm, Nguyễn Trãi mở ra cho người đọc không gian mùa hè tươi mới đồng thời thể hiện tấm lòng thương dân của mình. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Bảo kính cảnh giới tóm tắt thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tác phẩm, từ đó hiểu hơn về quan niệm sáng tác của Nguyễn Trãi. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè nơi làng quê thanh bình. Đồng thời, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.

1.2. Nghệ thuật

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.

- Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn.

- Tả cảnh ngụ tình.

2. Soạn bài Bảo kính cảnh giới Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Trả lời:

Một số bài thơ viết theo thể Đường luật là:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: bài Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Bánh trôi nước,

- Thể thơ thất ngôn bát cú: Bạch Đằng hải khẩu, Độc Tiểu Thanh ký, ...

Câu 2: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Trả lời: 

Đặc điểm hình thức để nhận diện được thể loại của các bài thơ:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm bốn câu thơ, mỗi câu bảy chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

- Thể thơ thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu một là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

Trả lời:

Học sinh cần chú ý:

- Các động từ: hóng mát, đùn đùn, phun, tịn, đàn.

- Các tính từ: ngày trường, rợp trương, thức đỏ.

- Các từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi.

- Câu thơ sáu tiếng: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”; “Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Câu 2: Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Trả lời: 

Bức tranh cuộc sống được tác giả miêu tả là bức tranh với các gam màu: màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hoà quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Thể loại bài thơ: Thất ngôn xen lục ngôn.

- Bố cục: Chia làm 2 phần:

+ 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.

+ 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.

Câu 2: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Trả lời: 

Câu thơ đầu tiên: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” cho thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình là một tâm trạng thư thái, không lo âu sầu muộn, hòa mình vào thiên nhiên, “hóng mát” những ngày dài vô tận.

Câu 3: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Trả lời: 

* Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng miêu tả mùa hè: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, cầm ve.

- Đó là màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.

- Mở đầu câu thơ là hình ảnh cây hoè – một loại cây đặc trưng ở vùng Bắc Bộ, rất dễ bắt gặp ở mọi nơi. Tính từ” đùn đùn “kết hợp với động từ mạnh “giương” đã góp phần diễn tả sự sum suê, nảy nở, làm cho cây hoè như có hồn hơn, làm bức tranh như sống động hơn.

- Bên cạnh đó, không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khứu giác. Nhịp thơ 3/4 kết hợp với động từ mạnh” phun “làm cảnh vật dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, oi nồng mà mát dịu, tinh tế.

- Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “lao xao”, “dắng dỏi”.

* Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của Nguyễn Trãi:

- Nguyễn Trãi đã rất tinh tế và thể hiện một cách độc đáo những dấu hiệu của mùa hè đặc trưng vùng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ ông được hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng lại đem lại cho người đọc một cảm giác mới lạ, bất ngờ.

- Nguyễn Trãi không sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình như những nhà thơ trung đại khác, ông đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên một cách chân thực và sinh động qua từng vần thơ của mình.

Câu 4: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

Trả lời:

Cuộc sống con người được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh, âm thanh:

- Đó là hình ảnh một làng chợ cá với những âm thanh “lao xao” của những con người lao động.

- Bức tranh cuộc sống con người còn được tái hiện bằng hình ảnh “lầu tịch dương” với âm thanh tiếng ve kêu rắn rỏi.

* Mối liên hệ giữa khung cảnh và ước nguyện của nhân vật trữ tình:

- Khung cảnh cuộc sống con người được miêu tả là một cuộc sống ấm no, vui vẻ và hạnh phúc.

- Ước nguyện của nhân vật trữ tình đó là ước mình có được cây đàn của vua Nghiêu Thuấn ngày trước để ca ngợi cuộc sống hôm nay.

Khát vọng ấy không chỉ giới hạn ở một miền quê, một vùng đất mà nó hướng tới mọi con người, mọi miền quê trên thế gian này. Đó là khát vọng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi: mong ước sao cho muôn dân khắp bốn phương trời luôn được sống trong no đủ, thanh bình.

Câu 5: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ?

Trả lời: 

- Vị trí của các câu lục ngôn: Câu đầu tiên và câu cuối bài thơ.

- Giá trị của các câu thơ lục ngôn: Gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung, từ đó thể hiện tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự phá cách độc đáo và mới lạ của nhà thơ.

Câu 6: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Trả lời: 

Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ:

- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc. Nhà thơ luôn muốn được hòa mình cùng thiên nhiên, nhưng lại không hề quên đi cuộc sống thực tại.

- Ông là người văn võ toàn tài, có cái tâm trong sáng, luôn sống ngay thẳng với phẩm cách trung thực, cao thượng. Nguyễn Trãi đã dành trọn cuộc đời mình với tư tưởng cao cả đó là nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân, vì nhân dân, khát khao nhân dân được ấm no hạnh phúc.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON