YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 6 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

Các em sẽ được hoà mình vào những kí ức thời học sinh, bên bạn bè thầy cô và những khoảnh khắc đáng nhớ bên người thân, đồng đội thông qua các văn bản ở Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Thơ) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành viết bản phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 6 tóm tắt dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Tình cảm, cảm xúc trong thơ

- Là những rung động nội tâm, những cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống. Tình cảm, cảm xúc trong thơ đánh thức những rung động tinh tế trong trái tim người đọc.

* Cảm hứng chủ đạo trong thơ

- Cảm hứng là trạng thái tâm lí dạt dào cảm xúc và sự lôi cuốn, thôi thúc mãnh liệt đối với con người khi tiếp xúc với một hiện tượng, sự vật hay thực hiện một công việc, một hành động nào đó. Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm thơ, tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Một tác phẩm thơ có thể có nhiều cảm hứng, nhưng chỉ có một cảm hứng chủ đạo vì đó là cảm hứng chính, bao trùm tác phẩm.

1.2. Ôn tập cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

1.2.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.

1.2.2. Các yêu cầu

Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình (thơ/văn xuôi trữ tình), cần nêu và phân tích thỏa đáng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại cảu tác phẩm và tác dụng của chúng.

+ Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng,chia đoạn.

+ Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tùy bút, tản văn, cần tập trung phân tích, đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ; hình ảnh; biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

a. Xác định đề tài

+ Với đề bài này bạn sẽ chọn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hay một tác phẩm văn xuôi trữ tình (tùy bút, tản văn,...)?

+ Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?

Lưu ý: đề bài không yêu cầu phân tích, đánh giá mọi mặt cảu tác phẩm văn học mà chỉ giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.

b. Xác định mục đích viết và người đọc

+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?

+ Người đọc của bạn có thể là ai?

c. Thu thập tư liệu

- Để viết được bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, hãy tìm đọc các bài viết, ý kiến liên quan đến tác phẩm đã chọn và tự hỏi:

+ Sẽ chọn tác phẩm văn học nào để viết?

+ Tìm tác phẩm đó ở đâu?

+ Có những tác phẩm nào cùng đề tài với tác phẩm đã chọn

Bạn có thể tìm và chọn một tác phẩm đã học trong sách giáo khoa hoặc một tác phẩm bất kì mà bạn yêu thích và muốn phân tích, đánh giá về tác phẩm đó.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý

+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để hiểu được chủ đề tác phẩm.

+ Tùy thể loại cụ thể của tác phẩm trữ tình mà nêu và trả lời các câu hỏi tìm ý.

Chẳng hạn:

- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh,...? Cách sử dụng các yếu tố đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?,...

- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...

+ Đọc một vài tác phẩm cùng đề tài để hiểu tác phẩm đã chọn có những nét đặc sắc gì về chủ đề, các biện pháp nghệ thuật và ghi lại thông tin (tham khảo bảng sau):

TT

Tên tác phẩm

Chủ đề

Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

  ...

  Tác phẩm A

  ...

  ...

  ...

  Tác phẩm B

  ....

  ...

  ...

  ...

  ...

  ...

+ Chọn những nét đặc sắc nhất của tác phẩm và liệt kê các ý bằng một vài cụm từ.

b. Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Phần thân bài cần:

+ Lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.

+ Thân bài gồm ít nhất hai luận điểm. Một luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề. Một luận điểm phân tích, đánh giá: nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng (gắn với đặc trưng thể loại) trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Bước 3: Viết bài:

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 6

Câu 1: Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

 

Tây Tiến

 

 

Trả lời:

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Chiếc lá đầu tiên

 - Nội dung: Bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học (trường lớp, bạn bè, những trò nghịch ngợm và tình yêu đầu tiên)

 - Nghệ thuật: 

 Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

 Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

Tây Tiến

 - Nội dung: Nhà thơ hồi tưởng những chặng đường đã qua, những kỉ niệm sâu sắc đồng thời ca ngợi chí khí hào hùng của người lính Tây Tiến.

 - Nghệ thuật:

 Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

 Cách ngắt nhịp mang ý nghĩa (Ngàn thước lên cao,/ngàn thước xuống)

 Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

 Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ânhr người lính Tây Tiến.

 

Câu 2: Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?

Trả lời: 

- Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản gợi cho tôi nhiều cảm xúc nhất là văn bản Dưới bóng hoàng lan. Vì văn bản này là một truyện ngắn "không có chuyện", tập trung vào miêu tả cảm xúc của nhân vật Thanh. Điều đó khiến tôi cảm nhận được nhiều hơn vẻ đẹp của không gian và con người trong tác phẩm.

Câu 3: Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau:

Trả lời: 

- Sau khi học xong bài học này, tôi thu nhận thêm được những điều mới về những kĩ năng như sau:

- Cách đọc một văn bản thơ:

Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

Xác định đề tài

Xác định mục đích viết và người đọc

Trình bày bài viết theo các đoạn, có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng. Cụ thể:

Các phần

Nội dung

Mở bài

 - Giới tiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).

 - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

Thân bài

 - Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

 - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

 - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

 - Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.

 - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết bài

 - Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

 - Nêu tác động của tác phẩm đói với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

 

Câu 4: Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Khi nhớ về những kỷ niệm hạnh phúc, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian tốt đẹp đã qua đó. Đồng thời, từ những kỷ niệm đẹp đẽ ấy, chúng ta sẽ hiểu bản thân mình trân quý điều gì mà cố gắng gặt hái trong tương lai.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON