YOMEDIA

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

 
NONE

Trong Bài 9: Hành trang cuộc sống, các em đã được học một số văn bản nghị luận về các vấn đề lựa chọn con đường đi đến thành công. Đồng thời biết cách viết bài luận giới thiệu bản thân trong trường hợp cụ thể. Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 9 tóm tắt dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức trên. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin

- Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin

- Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng, sơ đồ Venn dùng để so sánh, biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin;...

1.2. Ôn lại cách viết bài luận về bản thân

 1.2.1. Các yêu cầu của viết bài luận về bản thân

- Xác định rõ luận đề của bài viết

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua

- Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc

1.2.2. Quy trình viết bài luận về bản thân

a. Chuẩn bị viết

- Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho bài viết bằng cách đặt câu hỏi như: Trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó?

- Suy nghĩ về bản thân: Quan niệm sống của bạn là gì, đầu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

- Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá

b. Tìm ý, lập dàn ý

- Từ những gợi ý ở phần Chuẩn bị viết, hãy xác định những ý cơ bản sẽ sử dụng

- Một bài luận về bản thân thường có 3 phần với cấu trúc phổ biến như sau:

+ Mở bài: Nêu thông điệp chính của bài viết xuất phát từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.

+ Thân bài: Tuỳ vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai phần thân bài theo nhiều cách khác nhau:

  • Thể hiện suy nghĩ về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trải qua
  • Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy

+ Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc

c. Viết

- Lựa chọn văn phong: một bài luận về bản thân cần phải thể hiện rõ nét cá tính của người viết và gây ấn tượng với người đọc

- Hình dung bạn đang đối thoại với độc giả, suy nghĩ về cảm xúc bạn muốn truyền tải để lựa chọn văn phong cho phù hợp

- Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,... đề gia tăng sức hấp dẫn của bài viết

d. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:

- Bài viết đã thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống

- Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn

- Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Các văn bản Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?

Trả lời:

Cuộc sống của chúng ta là một con đường dài với nhiều ngã rẽ và mỗi lối đi luôn có những điều bất ngờ mà chúng ta không biết. Trên con đường đời ấy, chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn để bước tiếp, những lựa chọn ấy sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Nhưng dù cho nó có là lựa chọn xấu thì chúng ta vẫn phải tiến lên để tìm đến hạnh phúc của chính mình, đừng từ bỏ vì có thể thành công đang ở ngay trước mắt bạn.

Câu 2: So sánh đặc trưng của bài luận về bản thân và văn bản nghị luận về vấn đề xã hội dựa theo gợi ý sau:

Tác phẩm

Luận về bản thân

Nghị luận về vấn đề xã hội

Nội dung

 

 

Cấu trúc

 

 

Ngôn ngữ

 

 

Trả lời:

Tác phẩm

Luận về bản thân

Nghị luận về vấn đề xã hội

Nội dung

Sống thì phải tận hưởng, làm những gì mình thích, làm những thứ có ích và tìm đến hạnh phúc một cách tốt nhất. Cuộc sống có thể không như ta mong muốn nhưng chỉ cần ta hài lòng thì chứng tỏ ta đã thành công.

Thành công và hạnh phúc luôn là hai mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Thành công và hạnh phúc nằm trong chính suy nghĩ và sự lựa chọn của bản thân. Con người có cho mình một đích đến hoàn mỹ và đầy ắp sự thỏa mãn, đó chính là thành công và hạnh phúc.

Cấu trúc

- Quan điểm sống của bản thân.

- Trải nghiệm đáng nhớ.

- Thông điệp muốn truyền tải.

- Quan điểm của bản thân về thành công và hạnh phúc.

- Muốn thành công và hạnh phúc thì cần phải có sự tập trung, kiên trì và nỗ lực.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Ngôn ngữ nghị luận giàu tính thuyết phục, có xen lẫn yếu tố tự sự và biểu cảm.

Câu 3: Tìm đọc thêm các văn bản về những nhân vật, sự kiện trong cuộc sống đương đại. Tổng hợp lại những thông tin có ý nghĩa mà bạn tiếp nhận được dưới dạng biểu đồ, sơ đồ.

Trả lời:

Học sinh tự tìm kiếm và đọc thêm các văn bản về những nhân vật, sự kiện trong cuộc sống đương đại và tổng hợp lại những thông tin hữu ích.

Câu 4: Thuyết trình về một vấn đề xã hội mà bạn thấy hứng thú trong các văn bản bạn đã đọc, trong đó có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

     Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường là những vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là những giải pháp đưa đề ra nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là mối nguy hại đe dọa đến sự sống của mọi loài trên Trái đất này và một trong những nguyên nhân tác động đến môi trường là sự gia tăng của rác thải nhựa. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đề xuất rất nhiều các giải pháp nhằm giảm tải rác thải nhựa nhưng trên hết để làm được điều đó thì cần phải có sự nỗ lực của toàn cầu.

     Tiến sỹ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã nhận định: giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển. Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải ra môi trường như: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa hoặc các loại chất dẻo tổng hợp... đặc điểm của loại rác thải này là thời gian phân hủy cực kì lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm. Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu; tuy nhiên điều này lại ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR), việc quản lý chất thải nhựa không thể tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.

     Theo thống kê, mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Tính từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự báo còn tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai. Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia đang là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương với khối lượng lần lượt là 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải nhựa ở ngoài đại dương. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia xả rác nhiều nhất trên thế giới, một con số cực kì đáng báo động. Theo số liệu từ đại diện FAO, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển.

     Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ rất lâu từ 100 - 1000 năm và trong quá trình phân huỷ đó chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ. Những hạt vi nhựa (microplastic) này sẽ đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… mà khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh… Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất rác thải nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng, oxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng "ô nhiễm trắng" và làm ảnh hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản. Có đến hơn 260 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở.

     Việc xử lý triệt để rác thải nhựa có lẽ là bài toán không lời giải. Cách tốt nhất để giải quyết rác thải nhựa đó là mọi người cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải nhựa, tuyệt đối không thải bỏ chất thải nhựa ra ngoài môi trường. Nhiều quốc gia cũng đang áp dụng việc thu gom tái chế rác thải nhựa cũng như sử dụng biện pháp đốt chất thải lộ thiên, tuy nhiên, việc đốt chất thải trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen ở các thành phố lớn. Cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

     Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay bằng ý thức của các cá nhân tổ chức và cộng đồng. Tuy tình trạng xả rác thải nhựa vẫn còn tiếp diễn tại rất nhiều nơi và cũng khiến nhiều người bức xúc, chúng ta không thể phủ nhận rằng, công tác tuyên truyền, các hoạt động vì môi trường, các tổ chức tình nguyện…vẫn ngày một cố gắng và hoạt động năng nổ hơn. Để giải quyết triệt để vấn đề về rác thải nhựa cần có sự nỗ lực toàn cầu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Biển Đông để chung tay cùng giải quyết vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.

Phương tiện phi ngôn ngữ số liệu: 300 triệu tấn rác thải nhựa, 1,8 triệu tấn nhựa, khoảng 730.000 tấn bị thả ra biển,...

Câu 5: Viết bài văn về một sự lựa chọn có ý nghĩa mà bạn đã trải qua.

Trả lời:

     Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân cảm thấy mình như người vô hình trong quá trình đưa ra lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời. Tôi cũng đã trải qua nhiều quá trình lựa chọn có sự phân vân, có sự băn khoăn và lựa chọn có ý nghĩa nhất của tôi chính là lựa chọn học chuyên môn tiếng Anh.

     Ai cũng có một sở thích của riêng mình, có một môn học mà bạn thích nhất hoặc giỏi nhất, tôi cảm thấy hứng thú với ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh – English. Khi còn học cấp hai tôi đã cảm thấy môn ngoại ngữ khá thú vị, nó mở ra những cánh cửa đến với vùng đất mới, không chỉ giúp ta có thêm một ngôn ngữ mới mà còn giúp ta biết thêm về văn hóa nước ngoài. Thời niên thiếu, mọi người chắc hẳn cũng hay xem phim nước ngoài trên truyền hình hay nghe nhạc US-UK, tôi thích những bản nhạc US-UK, những bản nhạc Âu Mỹ và nó dẫn lối cho tôi đến với môn ngoại ngữ, học tiếng anh.

     Có thể sẽ có nhiều bạn cảm thấy học tiếng Anh rất khó, nhiều phụ huynh chưa thấy được ý nghĩa của ngoại ngữ nên không ủng hộ con mình học ngoại ngữ nhưng bố mẹ tôi rất ủng hộ tôi theo học ngoại ngữ. Bố mẹ tôi cũng như bao gia đình khác, có chăng chỉ là bố tôi từng tiếp xúc với tiếng Nga nên ông khá hiểu tầm quan trọng của tiếng nước ngoài và khuyến khích tôi học ngoại ngữ nhiều hơn. Thật ra hồi đầu tôi khá phân vân giữa việc đăng kí học ngoại ngữ hay học chuyên văn khi vào trường cấp ba vì tôi cảm thấy môn văn của tôi ổn hơn. Trong cuộc họp gia đình về việc đăng kí tham gia thi thử vào trường chuyên của tôi, mọi người có hỏi nguyện vọng muốn học chuyên môn gì của tôi và muốn thi vào trường nào.

     Việc thi thử vào trường chuyên của tỉnh thì nó không phải điều tôi muốn mà tôi nghĩ đó là hi vọng của bố mẹ, là sự an bài của số phận, tuy vậy tôi vẫn rất vui vì mình có thêm nhiều kinh nghiệm sau khi thi thử để chuẩn bị cho kì thi chính thức của trường huyện. Lựa chọn học chuyên ngoại ngữ của tôi cũng chỉ mới đấy thôi, ngay trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10, tôi mới chính thức đưa ra sự lựa chọn của mình về môn học. Mỗi khi đứng trước sự lựa chọn thì chúng ta đều có sự phân vân, băn khoăn giữa các lựa chọn với nhau và để có thể tự tin đưa ra quyết định, tôi đã phải suy nghĩ rất lâu. Tôi đã nghe rất nhiều bản nhạc US-UK, đọc một số mẩu truyện ngắn viết bằng tiếng Anh và hứng thú của tôi với ngoại ngữ ngày một tăng. Vậy nên tôi đã đưa ra quyết định học chuyên ngoại ngữ, đầu tiên sẽ là môn tiếng Anh và hi vọng sau này tôi có thể học thêm một vài ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật,…

     Có lẽ lần lựa chọn môn học chuyên là lựa chọn mà tôi phải mất rất lâu mới có thể đưa ra quyết định, lựa chọn này cũng là một con đường dẫn lối cho tương lai của tôi. Không chỉ mở đường tương lai mà lựa chọn này cũng là lựa chọn đánh dấu mốc thời gian trưởng thành, phải tự quyết định hành vi và việc làm của mình. Đây cũng chính là lựa chọn có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của tôi, học thêm ngôn ngữ mới, tương lai có thể sẽ tươi sáng hơn.

Câu 6: Phỏng vấn một người thân, một người bạn về lựa chọn của họ trong cuộc sống (Tình huống họ phải lựa chọn là gì? Họ đã lựa chọn như thế nào? Vì sao họ lại có lựa chọn đó? Lựa chọn đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời họ? …). Ghi chép lại nội dung cuộc phỏng vấn đó.

Trả lời:

Chọn phỏng vấn một một người bạn về lựa chọn ngành học đại học của họ:

- Tình huống người bạn phải lựa chọn: Quyết định học âm nhạc hay tiếng Pháp.

- Người bạn ấy đã quyết định chọn học tiếng Pháp.

- Người bạn ấy chọn học tiếng Pháp vì không còn ngành nào bạn đủ điểm vào đại học. Bạn và gia đình đã bị áp lực từ xã hội vì nếu bạn không học đại học, mọi người sẽ cho rằng bạn là học sinh trường chuyên mà hóa ra lại không thi nổi vào đại học.

- Lựa chọn đó đã giúp cho người bạn ấy hiểu được khát khao thực sự của bạn là gì. Bạn ấy đã chọn không tiếp tục theo học tiếng Pháp, và đã tìm cách để đến với âm nhạc: học hát, thi các chương trình ca nhạc trên truyền hình.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF