Trong nội dung Bài 9: Hành trang cuộc sống, các em đã được phân tích một số văn bản về các vấn đề lựa chọn mục tiêu, hành trang, con đường đi đến thành công cho bản thân. Nhằm giúp các em hệ thống toàn bộ kiến thức bài học và rèn luyện kĩ năng viết bài luận giới thiệu về bản thân trong trường hợp cụ thể, HOC247 đã biên soạn bài học Củng cố, mở rộng Bài 9 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin
- Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin
- Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng, sơ đồ Venn dùng để so sánh, biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin;...
1.2. Ôn lại cách viết bài luận về bản thân
1.2.1. Các yêu cầu của viết bài luận về bản thân
- Xác định rõ luận đề của bài viết
- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân
- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua
- Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc
1.2.2. Quy trình viết bài luận về bản thân
a. Chuẩn bị viết
- Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho bài viết bằng cách đặt câu hỏi như: Trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó?
- Suy nghĩ về bản thân: Quan niệm sống của bạn là gì, đầu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá
b. Tìm ý, lập dàn ý
- Từ những gợi ý ở phần Chuẩn bị viết, hãy xác định những ý cơ bản sẽ sử dụng
- Một bài luận về bản thân thường có 3 phần với cấu trúc phổ biến như sau:
+ Mở bài: Nêu thông điệp chính của bài viết xuất phát từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.
+ Thân bài: Tuỳ vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai phần thân bài theo nhiều cách khác nhau:
- Thể hiện suy nghĩ về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trải qua
- Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy
+ Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc
c. Viết
- Lựa chọn văn phong: một bài luận về bản thân cần phải thể hiện rõ nét cá tính của người viết và gây ấn tượng với người đọc
- Hình dung bạn đang đối thoại với độc giả, suy nghĩ về cảm xúc bạn muốn truyền tải để lựa chọn văn phong cho phù hợp
- Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,... đề gia tăng sức hấp dẫn của bài viết
d. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:
- Bài viết đã thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống
- Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn
- Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ về vấn đề ô nhiễm môi trường biển, trong đó có sử dụng một phương tiện phi ngôn ngữ.
Hướng dẫn giải:
- Xác định đối tượng viết: ô nhiễm môi trường biển
- Tham khảo tài trên sách báo, internet về thực trạng ô nhiễm môi trường biển
- Có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ số liệu hoặc hình ảnh
- Kết hợp những hiểu biết, lời văn của bản thân để bài viết sinh động
Lời giải chi tiết:
Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày). Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển. Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi. Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông. Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng. Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển. Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư. Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển. Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng, làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ. Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy. Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển. Trong những năm gần đây, nước ta đang khủng hoảng trong việc ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Mà biển có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh tồn của loài người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, tức là bảo vệ tương lai của loài người.
Lời kết
- Học xong Củng cố, mở rộng Bài 9, các em cần:
+ Nắm được đặc điểm của một số dạng sơ đồ, biểu đồ trong văn nghị luận và nêu tác dụng của chúng
+ Nắm được quy trình và yêu cầu khi viết bài luận giới thiệu về bản thân, áp dụng vào trường hợp cụ thể
Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Củng cố, mở rộng bài 8 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 9: Hành trang cuộc sống. Từ đó, các em có thể áp dụng viết văn bài luận giới thiệu bản thân trong các trường hợp thực tiễn của đời sống. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247