YOMEDIA

Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu cũng như nắm vững những nội dung trọng tâm qua bài thơ, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vôi vàng dưới đây. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vội vàng để nắm chắc hơn các kiến thức trọng tâm của bài học. 

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích khổ thơ cuối cùng trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu, Hoc247 mời các em xem thêm video bài giảng tìm hiểu khổ cuối bài thơ: Mau đi thôi....cắn vào ngươi của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vôi vàng

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
  • Dẫn dắt vào vấn đề: khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Trích trong tập “Thơ-Thơ” (1938).
    • Bố cục:  Ba phần:
      • Câu 1-11: Tâm trạng reo vui trước vẻ đẹp thiên nhiên.
      • Câu 12-30: Tâm trạng u buồn, hoài nghi.
      • Câu 31-40: Lòng yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.
  • Phân tích
    • Cảm hứng bao trùm: Tình yêu cuộc sống đến độ cuồng si và khát khao giao cảm mãnh liệt của Xuân Diệu đối với cuộc đời
    • Đến khổ thơ cuối, mạch thơ đột nhiên thay đổi đột ngột. Tiếc nuối, lo lắng và chợt nhận ra: Mùa chưa ngả chiều hôm -> Vẫn còn thời gian của một ngày, của mùa xuân, của tuổi trẻ   -> giục giã “Mau đi thôi” -> Thế sống của thời gian: Chạy đua cùng thời gian, vội vàng sống và tranh thủ sống
    • Bức tranh thiên nhiên lại được sống dậy với những phẩm chất đẹp đẽ như ban đầu, ngồn ngộn sức sống, căng tràn sức xuân
    • Sự sống mới bắt đầu, ngồn ngộn một sự sống, căng tràn sức xuân
      • Mây đưa và gió lượn: Quấn quýt, giao hòa
      • Cánh bướm say với tình yêu
      • Non nước, cỏ cây chuếnh choáng trong men say cuộc đời
    • Không gian ngập tràn sánh sáng
    • Tác giả nhận ra không thể mãi tiếc nuối -> Cảm nhận cảnh sắc ở thời tươi. Thế giới xuân tình rạo rực đến đắm say => đẹp và đầy sức quyến rũ
      • Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm
      • Động thái của chủ thể trữ tình: Ở điệp khúc: Ta muốn... ôm, say, thâu riết
      • => cử chỉ vồ vập, đắm say đối với một người tình cuộc sống => bộc lộ tình yêu cuộc sống đến cuồng si
    • Chủ thể trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: xúc giác, thị giác, và cả những cảm nhận vô hình
    • Từ đại từ xưng tôi -> ta (tôi: ngọa nghễ, ta: chung, nhỏ bé mang 1 thái độ tự nguyện hòa nhập và đồng điệu với cuộc đời rộng lớn, tự nguyện hòa nhập vào dòng chảy thời gian, tự nguyện giao cảm với cuộc sống)
    • Sự diệu kì đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt
    • Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ
    • Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, những đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao -> Càng yêu càng sợ mất, càng sợ mất càng muốn yêu, càng muốn níu giữ
    • Bộc lộ quan niệm sống của Xuân Diệu: cuộc đời đẹp nhất là vào mùa xuân, đời người đẹp nhất là lúc tuổi trẻ, tuổi trẻ đpẹ nhất là tình yêu -> con người cần trân trọng những giây phút của tuổi trẻ. Theo Xuân Diệu, thiên nhiên rất đẹp, chứa đựng biết bao nhiêu điều hấp dẫn, đáng sống vì vậy cần phải biết tận hưởng những gì cuộc sống ban tặng => Giáo dục con người ý thức về giá trị cuộc sống. Để thèm sống, thích sống, sống cho ra sống, sống cho ra người
    • Nghệ thuật:
      • Ngôn từ: Cách tân về ngôn từ  => tính chất nhà thơ mới của Xuân Diệu, cách sử dụng những từ ngữ táo bạo, những từ ngữ cảm giác xuất hiện với mật độ dày đặc -> Ôm, riết, hôn, cắn, chuếnh choáng, đã đầy, no nê
      • Sắp xếp ngôn từ: Tạo nên những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng nhau theo chiều tăng tiến, cnagf lúc cnagf dâng lên cao trào
      • Biện pháp trùng điệp => Điệp cú, cú pháp giữ nguyên nhưng cảm xúc mãnh liệt hơn, động thái thay đổi: ôm, riết, say, thâu, cắn
      • Điệp liên từ, Và non nước, và cây và cỏ rạng. Giới từ: điệp một cách nguyên vẹn với trạng thía càng ngày càng mãnh liệt. “Cho chuếnh choáng cho đã đầy”, “cho no nê
      • Tính từ chỉ xuân sắc: Động từ chỉ động thia sđắm say, những dnah từ chỉ những vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ -> tạo ra hệ thống hình ảnh vô cùng quyến rũ
      • Nhịp điệu và giọng điệu: Ta muốn, mau đi thôi -> giục giã, -> vồ vập, đắm say  ---> xen kẽ những câu thơ ngắn dài tạo nên sự sôi nổi, có thể cảm nhận được những nhịp đập hối hả của con tim tác giả

c. Kết bài

  • Những nhận xét, cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vôi vàng

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Mỗi nhà thơ đều có một cảm hứng riêng cho mình. Ở Huy Cận là cảm hứng về không gian với những "sầu không gian", "nhớ không gian", còn Xuân Diệu lại là cảm hứng về thời gian. Thời gian chi phối tất cả nhịp điệu của đất trời và cuộc sống con người. Xuân Diệu là người yêu cuộc sống đến đắm say, cuồng nhiệt, nhưng éo le thay lại "Không được dài thời trẻ của nhân gian" để mà yêu. Cho nên, thi nhân muốn níu giữ lấy thời gian để tận hưởng. Song có ai níu giữ được thời gian bao giờ. Nên tâm hồn trẻ ấy sợ thời gian và đuổi theo thời gian một cách "cuống quít", "vội vàng" để hưởng thụ cho hết mọi vẻ đẹp hạnh phúc của trần gian.

Bài thơ "Vội vàng", in trong tập "Thơ thơ" (1938), đã thể hiện nhân sinh quan mới và tiến bộ ấy. Đây là phần kết thúc của bài thơ vội vàng nói lên khát vọng tận hưởng:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Xuân Diệu đã bộc lộ một cái tôi tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời. Thi sĩ như muốn giang rộng cả đôi tay, cả lồng ngực của mình để đón nhận mùa xuân của tình yêu, của tuổi trẻ. Nỗi khát thèm ấy là xuất phát từ một quan niệm nhân sinh tiến bộ, tích cực của Xuân Diệu trước cuộc đời: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ – Em, em ơi, tình non đã già rồi” . Đoạn thơ đã giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu, một cái tôi yêu đời, giàu xúc cảm, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên, Xuân Diệu rất xứng đáng với danh hiệu: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Học 247 tin rằng, với tài liệu phân tích khổ thơ cuối bài thơ Vôi vàng trên, các em sẽ có thêm những kiến thức hay và thú vị về bài thơ Vội vàng, hỗ trợ các em ôn tập tốt về bài thơ Vội vàng trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu này.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF