YOMEDIA

Phân tích cái tôi trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Tải về
 
NONE

Phân tích cái tôi trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là một trong những đề văn thường gặp khi các em học về bài thơ này. Với mục đích cung cấp thêm cho các em một tư liệu văn mẫu có ích, Học247 đã biên soạn và tổng hợp bài văn Phân tích cái tôi trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo tại đây. Ngoài ra, để nắm vững những nội dung cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài ca ngất ngưởng.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài cho tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả:
    • Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), là một ông quan văn võ song toàn, có công lao khai khẩn đất hoang, lấn biển, lập thêm làng xã.
  • Giới thiệu sơ lược về Bài ca ngất ngưởng và cái tôi của Nguyễn Công Trứ
    • Đây là bài thơ được tác giả viết khi đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của Nguyễn Công Trứ.

2. Thân bài

  • Nêu tóm lược về “cái tôi” của Nguyễn Công Trứ: đó là cái tôi “ngông”, một cái tôi ngất ngưởng với chính bản thân và với đời.
  • Để làm rõ được cái “ngất ngưởng” của mình, Nguyễn Công Trứ đã chọn thể hát nói để bày tỏ tư tưởng của mình.
  • Giải thích nghĩa của từ “ngất ngưởng”: ngất ngưởng là từ chỉ chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi. Nhưng đặt vào văn cảnh của bài thơ, ngất ngưởng lại được hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi người.
  • Ngất ngưởng trên hành trình hoạn lộ
    • Đề cao vai trò và ý thức trách nhiệm, bổn phận cá nhân “vũ trụ nội mạc phi phận sự”.
    • “Ông Hi Văn”: thái độ tự trào, tự tôn độc đáo.
    • Tự ý thức được ra làm quan là sẽ mất tự do (vào lồng) nhưng đây là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão được cống hiến sức mình phục vụ nhân dân.
    • Nghệ thuật: điệp từ “khi” kết hợp với thủ pháp kiệt kê nhằm nêu khẳng định tài thao lược, văn chương của tác giả.
    • “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông”, “Lúc bình Tây”, “Phủ doãn Thừa Thiên”⇒ sự thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên một vị trí nhất định.

⇒ Ngất ngưởng là lời  tự khẳng định, sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và phong cách tài tử, phóng túng.

  • Ngất ngưởng khi về hưu
    • Tự hào khi đã trả xong món nợ với nhân dân để về quê “giả tổ chi niên”.
    • Thái độ của Nguyễn Công Trứ khi về hưu:
      • Cưỡi bò vàng có đeo đạc rời khỏi kinh đô ⇒ ngạo nghễ, trêu ngươi, coi thường dư luận, đạt đến độ cao của phẩm cách và tài trí.
      • Từ một “tay kiếm cung” nay trở về với dáng dấp của một nhà tu hành “dạng từ bi”.
      • Tâm trạng từ sự thanh thản, nhẹ nhỏm thành sự ngậm ngùi.
    • Lối sống khi về hưu
      • Lên chùa cùng đào hát ⇒ khác người, khác đời
      • Hưởng lạc: ca, tửu, cắc, tùng.
      • Coi thường được mất và sự khen chê của miệng đời.

⇒ Thái độ thanh lạc, thỏa thích, phóng túng, tự do, coi nhẹ được mất, hơn thua ở đời.
⇒ Cuộc sống tự do, tự tại vượt lên mọi thói tục của một bậc phong lưu, không ngại khẳng định cá tính của mình.

  • Khẳng định cá tính của bản thân
    • Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

  • Đặt mình ngang hàng với các bậc công thần, danh tướng Trung Hoa thời xưa ⇒ tự hào về sự nghiệp cống hiến cho đất nước.
  • Nghĩa vua – tôi ⇒ khẳng định tấm lòng trung quân, ái quốc, một lòng vì nước vì dân.

⇒ Tự hào, sảng khoái, tự tin thể hiện cái tôi cá nhân

3. Kết bài

  • Nội dung: Bài thơ làm nổi rõ cái tôi của một Nguyễn Công trứ khí chất tài hoa, một phong cách sống tài tử, không vướng tục cũng không thoát li, để từ đó tạo nên sự ngất ngưởng của ông.
  • Nghệ thuật:
    • Cách ngắt nhịp tạo tính nhạc cho tác phẩm, đồng thời thể hiện phong thái ung dung.
    • Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển cố thể hiện tài hoa, trí tuệ của tác giả.
    • Bài hát nói mang đậm chất thơ và bộc lộ tính cách phóng khoáng, tự do, bản lĩnh.

C. Bài văn mẫu

Đề bài:  Phân tích cái tôi trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Gợi ý làm bài:

 

Nguyễn Công Trứ một ông quan lớn văn võ toàn tài dưới triều Nguyễn. Người ta nhớ đến ông với công lao khai khẩn đất hoang, lấn biển, lập nên hai xã Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Người ta cũng không quên một nhà thơ với những vần thơ đầy khẩu khí của một bậc chính nhân quân tử về chí nam nhi phụng sự đất nước, về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống. Nếu như Chí anh hùng tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì Bài ca ngất ngưởng, được viết lúc ông đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của cụ Thượng Trứ.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Kết thúc bài thơ, tác giả buông một câu lấp lửng “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” Câu thơ hiện lên vừa khẳng định, vừa thể hiện sự ca ngợi, tự hào, lời tự bạch của ông, hay lời nhận xét của người đời, hay đó chính là một lời chế giễu đầy ẩn ý. Như vậy, người đọc có thể thấy được cái tôi của chính tác giả được thể hiện trong cách sống “ngất ngưởng” của ông. Nhưng có thể thấy được rằng, Nguyễn Công Trứ là một người có thực tài, danh thực mới đĩnh đạc tự xếp vị thế mình trong lịch sử và phải “vẹn đạo vua tôi”. Từ “tay ngất ngưởng”, “Ông ngất ngưởng” để người đọc nhận ra được khí chất tài hoa của ông, một phong cách sống tài hoa, tài tử, không vướng tục cũng không thoát li, để từ đó tạo nên cái tôi của mình rất Nguyễn Công Trứ.

 

Trên đây là bài văn mẫu phân tích cái tôi trong bài thơ Bài ca ngất ngưỡng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF