YOMEDIA

Phân tích bài Thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Tải về
 
NONE

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được nét hoan ca về cuộc sống, về con người, biểu hiện tâm hồn hết sức đẹp đẽ, nhân cách lớn lao của Bác. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiều tối.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả, nêu cảm nhận chung về tác phẩm:
    • Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại đồng thời là nhà thơ lớn của dân tộc. Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) là tác phẩm tiêu biểu, được Bác viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt tại Quảng Tây (Trung Quốc), từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu 1943.
    • Mộ (Chiều tối) là bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo. Điều khác lạ là bài thơ được viết trong hoàn cảnh người bị giải đi trên đường, với gông cùm xiềng xích, nhưng không phải là một lời than vãn xót xa. Trái lại, đó là một nét hoan ca về cuộc sống, về con người, biểu hiện tâm hồn hết sức đẹp đẽ, nhân cách lớn lao của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

  • Bằng bút pháp chấm phá của thơ cổ điển, nhà thơ đã khắc họa bức tranh buổi chiều với những hình ảnh: cánh chim chiều về tổ và một chòm mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật.
  • Cánh chim và chòm mây là hai hình ảnh thường xuất hiện trong thơ chiều xưa và nay. Đây là hai hình ảnh của không gian nhưng đã gợi lên ý nghĩa của thời gian.
  • Nhìn cánh chim đang bay, Bác cảm nhận được sự mệt mỏi của đôi cánh sau một ngày dài hoạt động. Nhìn áng mây lững lờ trôi trên bầu trời, Người cảm nhận được trong áng mây ấy là sự cô đơn, lẻ loi.

b. Hai câu thơ cuối

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.)

  • Hai câu thơ này không thấm thía hương vị thơ cổ điển như hai câu trên mà mang nhiều chất đời thường, thể hiện rõ nhất ở hai chữ “bao túc” xuất hiện đến hai lần.
  • Câu thơ thứ ba đã miêu tả một cách chân thật, giản dị hình ảnh lao động của con người. Đó là cuộc sống mà Người hằng mơ ước không phải cho riêng mình mà cho nhân loại cần lao. Điệp ngữ bắc cầu vắt dòng từ câu thứ 3 sang câu thứ 4: “ma bao túc- bao túc ma hoàn” đầy sức gợi.
  • Hình ảnh bếp lửa hồng và từ “hồng” được đặt ở cuối bài đã thể hiện rõ sự vận động của thời gian.
  • Chữ “hồng” được Hoàng Trung Thông xem như “nhãn tự” của bài thơ này. Nó cân lại với 27 chữ trên. Chấm lửa hồng đã mang đến thần sắc cho toàn cảnh, tăng thêm niềm vui, sức mạnh cho người đang cất bước đường xa. Như vậy, tứ thơ, hình tượng thơ  trong “Chiều tối” vận động theo hướng tích cực, đi lên: từ tối đến sáng, từ buồn  đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nồng.

3. Kết bài

  • Mộ là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh
  • Khi sử dụng thể thơ luật Đường, tác giả đã vận dụng khá nhuần nhuyễn bút pháp chấm phá để tả cảnh, lấy động tả tĩnh, đặc biệt là lấy cảnh tả tình.
  • Chất hiện đại bộc lộ ở sự vận động hình tượng thơ, nhất là ở tấm lòng và tư tưởng của thi nhân.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Gợi ý làm bài:

Hồ Chí Minh vị cha già đáng kính của dân tộc, người đã tìm ra lối thoát cho nhân dân ta trước cảnh xiềng xích nô lệ. Để làm được điều ấy, Đất nước đã phải hy sinh biết bao người con, biết bao sương máu đã phải đổ, và ngay chính bản thân người, cũng đã chịu biết bao đầy ải, ngục tù. Nhưng tinh thần lạc quan vẫn luôn sáng ngời và một niềm tin sắt đá. Bài thơ Chiều tối nằm trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác là những minh chứng cho điều ấy. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bằng những vần thơ đơn giản, mộc mạc nhưng trong đó là cả một khát vọng bao la trước sứ mệnh giải phóng dân tộc khi vẫn đang còn dở dang.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hai câu thơ đầu là ánh nhìn mênh mông, xa xăm của tác giả, một khát vọng mãnh liệt tự do, được tung bay như cánh chim, trôi mơn man như áng mây. Đồng thời, đó cũng là vẻ đẹp thiên nhiên tĩnh lặng, cảnh núi non hùng vĩ trong cảnh chiều tối:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” vần thơ tiếp theo càng tô nét thêm cho khát vọng mãnh liệt ấy, sự yên ắng, êm ả trôi nhẹ của chòm mây trên trời cao như bước đi lặng lẽ của chính tác giả, đầy cô độc. Nhưng không phải như vậy mà có thể đánh mất đi được nguồn sáng cao đẹp của tinh thần lạch quan, tâm thái ung dung. Bác vẫn thưởng thức được cảnh đẹp thiên nhiên, núi rừng bao la hùng vĩ, Bác vẫn dõi theo cánh chim bay về tổ, áng mây lửng lơ giữa khoảng không thầm lặng. Người như vượt qua chặng đường dài đầy mệt nhọc, thân xác rã rời để hòa mình vào với thiên nhiên. Một lần nữa như khiến chúng ta thấy được cảnh chiều tà lặng lẽ, vừa đẹp những cũng buồn man mác, và hình ảnh đơn độc, xiềng xích của Bác giữa đất trời mênh mông nhưng khát vọng tự do thì luôn tung bay trên bầu trời rộng lớn.

Giữa khung cảnh bao la mà buồn man mác, chợt hiện lên một dáng hình thấp thoáng, đóm sáng bập bùng in màu trong chiều tối nhạt màu:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Trong cái bức tranh quá rộng lớn và nhạt màu ấy, cô sơn nữ hiện lên như một điểm nhấn rõ nét, đó như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, để bức tranh trở nên sinh động đến lạ kì, là sự hòa hợp giữa màu sắc cổ điển với chất thơ hiện đại trẻ trung bình dị. Hình ảnh người thiếu nữ đang chăm chỉ, miệt mài “xay ngô tối”, nó như gọi lên dáng vẻ, nét đẹp của chính con người lao động Việt Nam, quê hương thân yêu của người. Và hình ảnh người thiếu nữ đang cần mẫn làm xay ngô được lặp đi lặp lại trong trong hai câu thơ, hình ảnh ấy dường như không rời khỏi ảnh nhìn của người thi nhân cho đến khi khuất hẳn. Khoảng không gian và thời gian như đang lặng lẽ trôi đi, nhường chỗ cho bóng đêm mịt mù, tăm tối. Rồi một điểm sáng rực hồng, lóe lên giữa khoảng không ấy, là hình ảnh lò than ấm nồng đang đỏ lửa “lô dĩ hồng - lò than đã rực hồng”. Bác Hồ như cảm nhận được sự ấm nóng trong trái tim mình, một sự thân quen ấm áp đầy chan chứa, nó như xua tan đi hết mọi sự cô đơn, mịt tối, hòa cùng ánh sáng cao đẹp của người lãnh tụ vĩ đại dân tộc. Như một điều thường thấy trong Bác, Bác vẫn luôn quan tâm đến cuộc sống xung quanh, luôn hi sinh chính bản thân mình để nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là sự bình dị, chân thật mà ấm áp dạt dào, hồn thơ là cả sự gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, con người. Đó là sự lạc quan trước mọi hoàn cảnh, làm chủ được hoàn cảnh.

Bài thơ Chiều tối khép lại để lại cả một nỗi niềm bao la trong tâm hồn. Chỉ với những vần thơ đơn giản đã vẽ lên cả một bức tranh chiều tà với sự sống vẫn đang tuôn chảy cùng nhịp thời gian. Không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng, vẻ đẹp của con người trước sự hòa hợp ấy, đồng thời đó cũng là tinh thần lạc quan, là khát vọng được tự do luôn nung nấu trở về quê hương để hoàn thành sứ mệnh cao cả. Một vẻ đẹp sáng ngời đến bình dị của Bác.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài Thơ Chiều tối của Hồ Chí MinhNgoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON