YOMEDIA

Phân tích bài Động Phong Nha của Trần Hoàng

Tải về
 
NONE

Cảnh đẹp đất nước thường là đề tài của các nhà văn, trong đó có Trần Hoàng. Với tác phẩm Động Phong Nha, ông giúp người đọc có thêm nhiều kiến thức phong phú về địa danh nổi tiếng này, đồng thời khơi dậy niềm tự hào và ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong mỗi người. HOC247 xin mời các em tham khảo tài liệu Phân tích bài Động Phong Nha của Trần Hoàng dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về văn bản nhật dụng (những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội,…)

- Giới thiệu về văn bản “Động Phong Nha” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2.2. Thân bài

a. Giới thiệu về động Phong Nha

- Con đường vào động:

   + Đường thủy: ngược sông Gianh đến sông Son rồi cứ theo sông Son mà đi vào

   + Đường bộ: theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, từ bến sông này đi bộ khoảng ba mươi phút là đến

- Hai con đường có phong cảnh tươi đẹp, hữu tình và nên thơ

b. Cảnh động Phong Nha

- Cảnh trong động:

   + Động khô: cao 200m, những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh

   + Động nước: Có một con sông ngầm chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối với Kẻ Bàng với rừng nguyên sinh, sông sâu, nước rất trong.

   + Động chính có mười bốn buồng thông nhau, có cấu tạo: đá nhiều hình khối; nhiều màu sắc đẹp; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp

→ Miêu tả theo trình từ không gian, từ ngoài vào trong

- Cảnh ngoài động: cảm giác lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới tiên cảnh

→ Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo vừa hoang sơ bí hiểm, vừa có nét thanh thoát được xem là "kì quan đệ nhất động"

c. Giá trị của động Phong Nha

- Là hang động dài nhất, đẹp nhất thế giới với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất

- Có giá trị về văn hóa, kinh tế, du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học

2.3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Động Phong Nha của Trần Hoàng

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Động Phong Nha được xem là “Đệ nhất kì quan” không chỉ đối với người trong nước mà cả đối với thế giới. Viết về đề tài này có bài Động Phong Nha của tác giả Trần Hoàng.

Mở đầu bài văn là phần giới thiệu địa giới và đường đi vào động Phong Nha. Vào Phong Nha bằng đường thủy, hoặc đường bộ được giới thiệu khá rõ ràng, du khách không đi theo đoàn du lịch có thể dựa vào lời hướng dẫn này để tìm đến. Người đi theo đường bộ cũng vào thăm hang động bằng đường thủy từ bến sông Son. “Sông mang tiếng là “Son” nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rắt trong”. Đấy đã là một nét lạ đầu tiên trên đường đến động Phong Nha giữa :ảnh đẹp hoang sơ của những dày núi đá vôi, bãi mía nương ngó củi các xóm làng.

Những đoạn văn kế tiếp Trần Hoàng miêu tả Động khô, động nước. Nếu Động khô ở độ cao 200m là dòng sông ngầm nay đã kiệt nước với vẻ đẹp của “những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh” thì ở Động nước, Trần Hoàng đã miêu tả nhiều chi tiết hơn. Cái hấp dẫn của Động nước đó là du khách “phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc, bởi càng đi sâu vào trong thì hang càng tối”. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ gợi hình, gợi sắc và biện pháp so sánh để miêu tả mười bốn buồng trong suốt chiều dài khoảng 1500 mét sông dẫn vào hang với các bến bãi để thuyền ghé lại.

Dưới ánh sáng lung linh của đèn, đuốc, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên về các hình khối thạch nhũ. Tác giả đã liệt kê ra hàng loạt hình tượng động vật, đồ vật,... và cả ông tiên ngồi đánh cờ, để rồi khâm phục “bàn tay tài hoa của tạo hóa khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về dường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu..”. Không chỉ màu sắc huyền ảo lóng lánh như kim cương, âm thanh ở đây cũng khác lạ. Một giọt nước rơi trên mặt sông, một tiếng người nói,... tất cả “đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt”. Hòa vào cảnh hoang sơ, bí hiểm ấy là “các bàn thờ do người Chăm, người Việt dựng nên tự thuở nào”. Các bàn thờ ấy là chứng tích thông báo cho các thế hệ đời sau biết là tổ tiên của hai dân tộc đã khám phá ra nơi này từ thuở xa xưa và họ đã xem nơi đây là chốn thiêng liêng xứng đáng để thờ Trời Thần, thờ Bụt.

Trần Hoàng còn cho biết rằng du khách chỉ có thể thăm động thứ mười bốn, còn vào sâu bên trong thì mới chỉ có vài đoàn thám hiểm trong đó có đoàn của Hội Địa lí Hoàng gia Anh nhờ có đầy đủ trang thiết bị. Nhưng vẫn chưa khám phá tới tận cùng bởi phía sâu bên trong còn có “các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi Kể Bàng và khu rừng nguyên sinh 40000ha vẫn còn cất giữ bao điều huyền bí thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết”. Câu văn là lời thông báo “bao điều huyền bí thú vị và hấp dẫn” vẫn còn đang được tiếp tục khám phá, nghĩa là du khách vẫn còn có thể trở lại để chiêm nghiệm thêm những điều huyền bí mới được khám phá.

Với vẻ đẹp độc đáo và huyền bí ấy, Hội Địa lí Hoàng gia Anh đã cử một đoàn qua thám hiểm động Phong Nha. Trưởng đoàn thám hiểm Hao-ớt Lim đã nêu nhận xét:

“Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Và với sự tìm hiểu của mình, Trần Hoàng đã trích dẫn thêm báo cáo của đoàn thám hiểm trên về bảy cái nhất của động Phong Nha. Đó là: “hang động dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng nhất và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhủ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất”.
Cuối bài văn là thông tin về đầu tư xây dựng của Nhà nước, của tỉnh Quảng Bình để Phong Nha “sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước”.
Bài văn được viết theo trình tự nơi chốn, từ tổng quát tới những chi tiết chính như một hướng dẫn viên du lịch thành thạo đang thuyết minh cho khách tham quan. Lời văn trong sáng, ngôn ngữ gợi hình, gợi sắc khiến người đọc có cảm giác như đang được nhìn khung cảnh thật xuất hiện dần trước mắt mình. Sự tôn vinh nét đẹp kì ảo, khơi gợi sự huyền bí chưa được khám phá ở hệ thống hang động đẹp nhất đã được thế giới công nhận vào năm 2003 làm người đọc háo hức muốn tìm đến để hòa mình vào cảnh sắc của Phong Nha.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cùng với bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác. Bài viết của tác giả Trần Hoàng đề cập đến một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường thiên nhiên và phát triển kinh tế du lịch; đồng thời giúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí quan trọng của nó trong đời sống của dân tộc Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó khơi dậy lòng tự hào và ý thức tham gia giữ gìn những danh lam thắng cảnh của đất nước.

Phần mở đầu, tác giả giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha: “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình… Tiếp đến là miêu tả hai đường vào động, (một đường thuỷ, một đường bộ) cùng gặp nhau ỏ bến sông Son, rồi theo sông Son mà đi tiếp vào hang. Đu khách có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường:

Đường thuỷ ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Dường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đường dài chừng 20 cây số). Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng đường thuỷ thì du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng cảnh sắc tươi đẹp hai bên bờ sông Son: Sông mang tiếng là “Son” nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác.

Hai bộ phận chính của Phong Nha là Dộng khô và Động nước: Động khô ở độ cao 200m, theo các nhà địa lí học, thuở xưa vốnlà một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm… Sông khá sâu và nước rất trong. Hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều nhất chính là Động nước.

Tác giả giới thiệu thật tỉ mỉ, chi tiết để gợi sự hiếu kì của du khách: Vào Động nước phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc, bởi càng đi sâu vào trong thì hang càng tối. Hiện nay, ở một sốnơi trong hang đã mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500m hang vẫn phải cần tới đuốc, đèn. Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối vôi nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 – 40m. Đến hang thứ mười bổn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở phía sâu,nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các trang thiết bị (máy móc, đèn, quần áo, thuốc men… ) cân thiết đặt chân tới. Tuy nhiên, hang động Phong Nha phía sâu bên trong, cùng các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh 40000ha vẫn còn cất giữ bao điều huyền bí thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.

Người viết đã miêu tả từ khái quát đến chi tiết, khiến cho vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha như hiện ra rõ ràng trước mắt du khách: Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ… Bàn tay tài hoa của Tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang cũng có một số bãi cát, bãi đá. Để thuyền ghé lại cho khách đi thuyền dừng chân mặc sức leo trèo, luồn lách qua các bậc đá, các ngõ ngách để thăm thú đây đó, chụp ảnh, ghi hình hoặc thắp hương lên các bàn thờ do người Chăm, người Việt dựng nên tự thuở nào.

Đây thực sự là một bức tranh hang động tuyệt đẹp với những đường nét, hình khối đa dạng, phong phú, màu sắc rực rỡ, lung linh. Người đọc đã cảm nhận được nét kì vĩ có một không hai của quần thể hang động Phong Nha. Cảnh vật muôn hình, muôn vẻ khiến cho du khách say mê. Động là nơi nghỉ ngơi, thư giãn vui chơi của mọi người sau những ngày tháng lao động mệt nhọc. Du khách có thể ngoạn cảnh bằng thuyền hoặc đi bộ, chụp ảnh kỉ niệm, thắp hương cúng Phật cầu maỵ… Cảnh đẹp của động Phong Nha thật chẳng khác gì chốn thần tiên.

Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài động Phong Nha, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh. Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Một tiếng nước rơi, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Tác giả bài viết này đã lặp lại lời nói của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh để khẳng định vẻ đẹp của động Phong Nha và gợi cho người đọc thấy rõ tương lai của động trong thời gian tới:

Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là “Kì quan đệ nhất động” của Việt Nam. Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: “Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh gần đây, động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.

Kết luận bài viết, tác giả xác định giá trị của động Phong Nha về cảnh quan và sức thu hút to lớn của nó đối với khách du lịch bốn phương: Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm và khách du lịch trong và ngoài nước. Phong Nha cũng đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác để sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.

Bài văn Động Phong Nha đã cho ta thấy vẻ đẹp kì thú của động. Từ đó, tác giả đề cập tới những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết: bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch – một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF