YOMEDIA

Ôn tập kiến thức chương Mở đầu Sinh học 10

Tải về
 
NONE

Ôn tập kiến thức chương Mở đầu do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƯƠNG : MỞ ĐẦU

Nội dung chính:

  1. Các cấp tổ chức của cơ thể giới sống.
  1. Các giới sinh vật

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

1. Giới thiệu các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ.

Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Hệ sinh quyển.

  • Các cấp tổ chức sống chính: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
  • Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật và có những đặc điểm quan trọng sau:
  • Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.
  • Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

2. Các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

  • Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
  • Tổ chức sống cao hơn không chỉ có đặc điểm của các tổ chức sống thấp mà còn có những đặc tính trội hơn.

b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

  • Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nên sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
  • Mọi cấp tốc độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển.

c. Thế giới sống liên tục tiến hóa

  • Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi và nảy nở, không ngừng tiến hóa.
  • Các sinh vật trên Trái đất đều có đặc điểm chung do chung nguồn gốc nhưng tiến hóa theo các hướng khác nhau, giúp thế giới sống đa dạng và phong phú.

II. CÁC GIỚI SINH VẬT

Lịch sử phân loại các giới sinh vật

  • Vào thế kỉ XVIII, nhà phân loại học Cacline chia tất cả sinh vật thành hai giới: giới động vật và giới thực vật.
    • Giới động vật bao gồm những sinh vật không có thành phần xenlulozo, sống dị dưỡng và di chuyển được.
    • Giới thực vật bao gồm những sinh vật có thành xenlulozo sống tự dưỡng và cố định.
  • Đến thế kỉ XIX, các loài sinh vật như vi khuẩn, nấm, tảo, được xếp vào giới thực vật. Còn động vật nguyên sinh được xếp vào giới động vật.
  • Đến thể kỉ XX, người ta xếp các sinh vật vào hệ thống 5 giới
    • Giới khởi sinh (Monera) gồm: vi khuẩn.
    • Giới nguyên sinh (Protista) gồm: động vật nguyên sinh và tảo.
    • Giới nấm (Fungi).
    • Giới thực vật (Plantae).
    • Giới động vật (Animalia).

Đặc điểm giới khởi sinh (Monera)

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 1 – 3pm, chúng xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây, vi khuẩn sống khắp mọi nơi từ trong đất, trong nước, trong không khí, trên cơ thể sinh vật khác, một số có khả năng tự động tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc từ quá tình phân giải các chất hữu cơ và một số sống kí sinh.

LƯU Ý

Loài vi khuẩn cổ (Archaea) là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất, đã từng chiếm ưu thế trên trái đất, nhưng chúng tiến hóa theo một nhánh riêng, hiện nay, chúng thường sống trong những điều kiện rất khắc nghiệt (chịu đựng được nhiệt độ 0oC - 100oC , độ muối cao tới 25%).

Đặc điểm giới nguyên sinh (Protista)

  • Giới nguyên sinh gồm có:
  • Tảo: Là những sinh vật nhân thực, đơn bài hay đa bào và có sắc tố quang hợp, tảo có khả năng tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng và là sinh vật quang tự dưỡng, sống ở dưới nước.
  • Nấm nhầy: Là sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống trùng amip và pha hợp bào là khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân. Chúng là sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh.
  • Động vật nguyên sinh: Động vật nguyên sinh rất đa dạng, cơ thể chúng là một tế bào có nhân thực và các bào quan nên tiến hóa hơn các vi sinh vật khác, chúng là vi sinh vật dị dưỡng như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng như trùng roi.

Đặc điểm của giới nấm (Fungi)

Giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, hệ sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi.

  • Chúng sống ở đất, sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử nấm, là sinh vật dị dưỡng: hoạt sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
  • Các dạng nấm gồm có: chủ yếu là nấm men, nấm sợi, chúng có nhiều đặc điểm khác nhau.
  • Người ta cũng xếp địa y vào giới nấm.

LƯU Ý

Nấm không thuộc giới thực vật vì:

  • Nấm không có sắc tố quang hợp nên không có khả năng tự dưỡng.
  • Thành tế bào chủ yếu không phải là xenlulozo.
  • Nấm chỉ sinh trưởng ở ngọn, vách ngăn ngang giữa các tế bào có lỗ thông.
  • Chất dự trữ trong tế bào không phải là tinh bột.
  • Sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

Đặc điểm giới thực vật (Plantae)

Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.

  • Giới thực vật được phân thành bốn ngành chính: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là tảo lục đơn bào nguyên thủy.
  • Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới thực vật do phụ thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau mà tiến hóa theo hai dòng 8 khác nhau.
  • Một dòng hình thành rêu (thể giao tử chiếm ưu thế). Dòng còn lại hình thành quyết, hạt trần, hạt kín (thể bào tử chiếm ưu thế).

LƯU Ý

  • Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hóa khí hậu, hạn chế sự xói mòn, lụt lở, lũ lụt, hán hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

{-- Xem đầy đủ nội dung và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Ôn tập kiến thức chương  Mở đầu để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF