YOMEDIA

Lý thuyết và trắc nghiệm Hóa 10 Chương 4 Phản ứng oxi hóa - khử có đáp án

Tải về
 
NONE

Lý thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Phản ứng oxi hóa - khử Hóa học 10 có đáp án là tài liệu ôn tập kiến thức đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm Hóa học lớp 10. Bao gồm các bài tập về cân bằng phản ứng oxi hóa khử, xác định chất oxi hóa, chất khử, chất môi trường ... Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

TÀI LIỆU ÔN TẬP THEO CHƯƠNG – HÓA 10

CHƯƠNG: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

 

1/  Có các phản ứng hoá học sau

1. CaCO3   →    CaO   +   CO2

2. 2KClO3     →​   2KCl   +  3O2

3. 2NaNO3        →​   2NaNO2  + O2

4. 2Al(OH)3       →​   Al2O3 + 3H2O

5. 2NaHCO3         →​   Na2CO3 + H­2O  +  CO2

Phản ứng oxi hoá - khử là

A. (1), (4).              B. (2), (3).              C. (3), (4).               D. (4), (5).

 PA: B

2/   Trong phản ứng:

2NO2  +  2NaOH       →​  NaNO3 + NaNO2 + H2O

 NO2 đóng vai trò

A. là chất oxi hoá.                                                     

B. là chất khử.

C. là chất oxi hoá, đồng thời cũng là chất khử.      

D. không là chất oxi hoá, cũng không là chất khử.

PA: C

3/  Nhận định nào không đúng?

A. Trong các phản ứng hoá học, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

B. Trong các phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.

C. Trong các phản ứng thế, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.

D. Trong các phản ứng oxi hoá - khử luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

PA: B

4/   Cho phư­ơng trình phản ứng hoá học sau:

1.   4HClO3  +  3H2     →​    4HCl  +  3H2SO4

2.   8Fe  +   30 HNO3       →​   8Fe(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

3. 16HCl  +  2KMnO4       →​   2KCl  +  2MaCl2  + 8H2O +  5Cl2

4. Mg  +  CuSO4        →​  MgSO4  +  Cu

5.  2NH3  +  3Cl2      →​   N2  +  6HCl

Dãy các chất khử là

A. H2S,  Fe, KMnO4,  Mg,  NH3.                       B. H2S,  Fe, HCl, Mg, NH3.

C. HClO3,  Fe, HCl, Mg,  Cl2.                            D. H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2.

PA: B

6/  Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?

A. 4HCl + MnO2      →​  MnCl2 + Cl2 + 2H2O                  

B. Zn + 2HCl       →​   ZnCl2 + H2

C. HCl + NaOH       →​  NaCl + H2O                                 

D. 2HCl + CuO       →​   CuCl2 + H2O

PA: B

7/  Hãy sắp xếp các phân tử, ion cho dưới đây theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của nitơ: NO2, NH3, NO-2, NO-3, N2, NO2.

A. NO2 < NO < NH3 < NO-2 < NO-3 < N2 < N2O.

B. NH3 < N2 < N2O < NO < NO-2 < NO2 < NO-3.

C. NH3 < N2 < NO < NO-2 < N2O < NO2 < NO-3.

D. NH3 < N2 < N2O < NO-2 < NH < N2 < NO-3.

PA: B

8/  Cho phương trình phản ứng:

4Zn + 5H2SO4 đặc/nóng       →​     4ZnSO4 + X + 4H2O. X là

A. SO2  .                       B. H2S.             C. S.                             D. H2.

PA: B

9/  Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau:

HNO3 + H2     →​  S + NO + H2O                                 (1)

Cu +   HNO3      →​  Cu(NO3)2 + H2O + NO                      (2)

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất tham gia và tạo thành trong các phản ứng (1) và (2)  lần lượt là

A. 12 và 18.                B. 14 và 20.                C. 14 và 16.                D. 12 và 20.

PA: B

10/  Trong các loại phản ứng sau, loại nào luôn là phản ứng oxi hoá khử?

A. Phản ứng hoá hợp.                                               B. Phản ứng phân huỷ.

C. Phản ứng trung hoà.                                 D. Phản ứng thế.

PA: D

11/   Cho sơ đồ phản ứng

FeSO4  + KMnO4 + H2SO4      →​  Fe2(SO4)3  + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của FeSO4

A. 10.                           B. 8.                             C. 6.                             D. 2.

PA: A

12/   Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phương trình sau

3S + 6KOH       →​   2K2S + K2SO3 + 3H2O

Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa và số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là

A. 2:1.                              B. 1:2.                  C. 1:3.                         D. 2:3.

PA: B

13/   Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng theo phương trình sau

S + 2H2SO     →​   3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là

A. 1: 2.                             B. 1: 3.                 C. 3 :1.                        D. 2:1.

PA: D

14/  Cho sơ đồ phản ứng:

KMnO4 + H2O2 + H2SO4      →​  MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O

Hệ số (nguyên, tối giản) của chất oxi hóa, của chất khử là

A. 3 và 5.                           B. 5 và 2.                  C. 2 và 5.                       D. 3 và 2.

PA: B

15/  Cho sơ đồ phản ứng:

H2SO4 + Fe         →​     Fe2(SO4)3 + H2O + SO2

Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là

A. 6 và 3.                           B. 3 và 6.                  C. 6 và 6.                       D. 3 và 3.

PA: D

16/  Tỷ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng  

FeCO3 + HNO3        →​    Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O   là

A. 8 : 1.                              B. 1 : 9.                     C. 1 : 8.                          D. 9 : 1.

PA: B

17/ Trong các ion (phân tử) cho dưới đây, ion (phân tử ) có tính oxi hóa là

A. Mg.                                B. Cu2+.                     C. Cl-.                             D. S2-.

PA: B

18/  Cho sơ đồ phản ứng:

Mg + HNO­          →​       Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Số phân tử HNO3 bị khử và số phân tử tạo muối nitrat là

A. 1 và 8.                    B. 10 và 5.                    C. 1 và 9.                D. 8 và  2.

PA: C

19/  Cho sơ đồ phản ứng sau: FeS2 + HNO3      →​   Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2

Tổng hệ số nguyên tối giản các chất tham gia phản ứng là

A. 25.               B. 44.               C. 24.               D. 19.

PA : D

20/    Cho sơ đồ phản ứng sau  FeS + HNO3      →​  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Trong phản ứng trên, khi phản ứng với 1 mol FeS có bao nhiêu mol axit đóng vai trò môi trường và bao nhiêu mol axit đóng vai trò chất oxi hoá?

A. 2 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 4 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.

B. 4 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 2 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.

C. 3 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 3 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.

D. 1 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 5 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.

PA : C

21/   Trong phản ứng : Fe + CuSO4     →​ FeSO4 + Cu , 1mol ion Cu2+ đã

A. nhường 1mol electron.                B. nhận 1mol electron.

C.  nhận 2mol electron.                     D. nhường 2mol electron.

PA : C

22/    Trong phản ứng 2NO2 + 2NaOH      →​  NaNO3 + NaNO2 + H2O, khí NO2 là chất

A. chỉ bị oxi hoá.                                            B. chỉ bị khử.

C. không bị oxi hoá, không bị khử.              D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

PA : D

23/     Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất oxi hóa?

A. 2NH3+ 3Cl2     →​ N2+ 6HCl                                                    

B. 2NH3+ 2Na      →​  NaNH2 + H2

C. 2NH­3+ H2O2+ MnSO4      →​  MnO2 + ( NH4)2SO4      

D. 4NH3 + 5O2      →​  4NO + 6 H2O

PA : B

24/     Trong các phản ứng dưới đây,phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá-khử ?

A. Zn + 2HCl     →​ ZnCl2 + H2                                        

B. Mg + CuCl2     →​  MgCl2 + Cu

C. FeS + 2HCl      →​  FeCl2 + H2S                                             

D. Fe2(SO4)3 + Cu      →​  2FeSO4+ CuSO4

PA : C

25/   Cho sơ đồ phản ứng sau: M2Ox + HNO3     →​   M(NO3)3 + .....

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là bao nhiêu?

A. x = 1.                       B. x = 2.           C. x = 1 hoặc 2.                      D. x = 3.

PA : D

26/   Nguyên tử Clo chuyển thành ion clorua bằng cách

A. nhận 1 electron                 B. nhường 1 electron

C. nhận 1 proton                   D. nhường1 proton

PA : A

27/      Nhận định nào không đúng?

A. Các phản ứng thế đều là phản ứng oxihoá khử.

B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxihoá khử, có thể không là phản ứng oxihoá khử.

C. Các phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxihoá khử, có thể không là phản ứng oxihoá khử.

D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxi hoá khử.

PA : B

 

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Lý thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Phản ứng oxi hóa - khử Hóa học 10 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt được những kết quả tốt đẹp đầu tiên của năm học mới. Chúc các em học thật tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON