Lý thuyết và bài tập về Mắt - Các tật của mắt môn Vật Lý 11 năm 2021
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về Mắt - Các tật của mắt môn Vật Lý 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Lý thuyết và bài tập về Mắt - Các tật của mắt môn Vật Lý 11 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC TẬT CỦA MẮT

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1/. Định nghĩa

Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh, cho một ảnh thật nhỏ hơn vật trên võng mạc.

2/. cấu tạo

  • thủy tinh thể: Bộ phận chính: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f thay đổi được
  • võng mạc: ó màn ảnh, sát dáy mắt nơi tập trung các tế bào nhạy sáng ở dầu các dây thần kinh thị giác. Trên võng mạc có điển vàng V rất nhạy sáng.
  • Đặc  điểm: d = OV = không đổi: để nhìn vật ở các khoảng cách khác nhau (d thay đổi) => f thay đổi (mắt phải điều tiết )

3/. Sự điều tiết của mắt – điểm cực viễn Cv- điểm cực cận Cc

  • Sự điều tiết

Sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể (và do đó thay đổi độ tụ hay tiêu cự của nó) để làm cho ảnh của các vật cần quan sát hiện lên trên võng mạc gọi là sự điều tiết

  • Điểm cực viễn Cv

Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể thấy rõ được mà không cần điều tiết ( f = fmax)

  • Điểm cực cận Cc

Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể thấy rõ được khi đã điều tiết tối đa ( f = fmin)

Khoảng cách từ điểm cực cận Cc đến cực viễn Cv : Gọi  giới hạn thấy rõ của mắt

- Mắt thường : fmax = OV, OCc = Đ = 25 cm; OCv =

4. Các tật của mắt – Cách sửa

a. Cận thị

là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc .

fmax < OC;   OCc< Đ ;    OCv <  => Dcận > Dthường

  • Sửa tật : nhìn xa được như mắt thường : phải đeo một thấu kính phân kỳ sao cho ảnh vật ở qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.

    l = OO’= khỏang cách từ kính đến mắt, nếu đeo sát mắt l =0 thì fk = -OV  

b. Viễn thị

Là mắt khi không điề tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc .

fmax >OV;  OCc > Đ ; OCv : ảo ở sau mắt . => Dviễn < Dthường

Sửa tật : 2 cách :

+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn xa vô cực như mắt thương mà không cần điều tiết(khó thực hiện).

+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn gần như mắt thường cách mắt 25cm . (đây là cách thương dùng )

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là:

A. 16,7cm                          B. 22,5cm   

C. 17,5cm                          D. 15cm

Giải

Đáp án: A

fk = - 50 cm. 1/-50 = 1/d - 1/-12,5

⇒ d= 16,7 cm

Ví dụ 2: Một người cận thị lớn tuổi có khoảng nhìn rõ của mắt từ 50 cm đến 67 cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt), để người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ là

A. 2dp                               B. 3dp   

C. 1dp                               D. 4dp

Giải

Đáp án: A

D = 1/d + 1/d' = 1/0,25 + 1/-0,5 = 2 dp

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Thuỷ tinh thể của mắt tạo ra ảnh trên võng mạc. Anh đó là:

A. Ao, cùng chiều với vật.       

B. Thật, ngược chiều với vật.

C. Ao, ngược chiều với vật.     

D. Thật, cùng chiều với vật.

2/ Chọn câu đúng:

A. Thuỷ tinh thể của mắt coi như 1 TKHT mềm, trong suốt, có tiêu cự thay đổi được.

B. Thuỷ tinh thể ở giữa 2 môi trường trong suốt là thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh.

C. Màng mống mắt không trong suốt, có màu đen, hay xanh, hay nâu ở sát mặt trước của thuỷ tinh thể.

D. Tất cả đều đúng.

3/*Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận được tạo ra:

A. Trước điểm vàng.   

B. Tại điểm vàng.     

C. Sau điểm vàng.     

 D. Không xác định được vì không có ảnh.

4/*Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn được tạo ra :

A. Trước điểm vàng.     

B. Sau điểm vàng.    

C. Tại điểm vàng.         

D. Không xác định được vì không có ảnh.

5/ Một người chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 12cm đến 50cm. Mắt người này bị tật:

A. Cận thị.                          B. Viễn thị.                  

C. Mắt bình thường.           D. Tất cả đều sai.

...

-(Để xem nội dung tiếp theo của tài liệu, vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Mắt - Các tật của mắt môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON