YOMEDIA

Ôn tập chuyên đề Tự cảm môn Vật Lý 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Ôn tập chuyên đề Tự cảm môn Vật Lý 11 năm 2021. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ATNETWORK

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ TỰ CẢM

 

I. LÝ THUYẾT

1. Hiện tượng tự cảm

Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín.

2. Mối liên hệ giữa từ thông và dòng điện:

+ Cảm ứng từ B trong ống dây:

\(B = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{N.i}}{l}\)

+ Từ thông tự cảm qua ống dây:

\(\Phi  = NBS = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}S.i\)

+ Đặt:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{L = 4\pi {{.10}^{ - 7}}.\frac{N}{l}.S}\\
{ \Rightarrow \Phi  = L.i}
\end{array}\)

(Với L là độ tự cảm – hệ số tự cảm của ống dây, đơn vị là henri - H)

Chú ý:

L = 4π.10-7.n2.V

Với n là mật độ vòng dây: n=N/l 

V là thể tích ống dây: V = lS

(l là chiều dài ống dây và S là tiết diện ngang của ống dây)

- Suất điện động tự cảm:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{e_{tc}} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} =  - \frac{{\Delta (Li)}}{{\Delta t}} =  - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}}\\
{ \Rightarrow {e_{tc}} = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|}
\end{array}\)

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Từ thông riêng của 1 mạch kín phụ thuộc vào:

A. Cường độ dđ qua mạch.            

B. Chiều dài dây  dẫn.      

C. Điện trở của mạch.     

D. Tiết diện dây dẫn.

2/ Chọn câu sai.

A. Hiện tượng tự cảm là 1 trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là sđđ tự cảm.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong 1 mạch điện do sự biến đổi của dđ trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

3/ Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dy?

A. phụ thuộc vo số vịng dy của ống;                        

B. phụ thuộc tiết diện ống;

C. khơng phụ thuộc vào môi trường xung quanh;         

D. có đơn vị l H (henry).

4/ Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ  do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi:

A. Sự cđ của nam châm với mạch.                                             

B. Sự chuyển động của mạch với nam châm.

C. Sự biến thiên của chính cường độ dđ trong mạch.     

D. Sự biến thiên từ trường trái đất.

5/ Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với:      

A. Từ thông cực đại qua mạch.                                        

B. Điện trở của mạch.

C. Tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.      

D. Từ thông cực tiểu qua mạch.

6/ Năng lượng của ống dy tự cảm tỉ lệ với            

A. một trn bình phương cường độ dịng điện trong ống dây.       

B. cường độ dịng điện qua ống dy.

C. bình phương cường độ dịng điện trong ống dy.       

D. căn bậc hai lần cường độ dịng điện trong ống dy.

7/ Chọn câu sai:   Năng lượng của từ trường trong ống dây: 

A. Tỉ lệ với cường độ dđ qua ống.                            

B. Tỉ lệ với bình phương cđdđ trong ống dây. 

C. Phụ thuộc vào hệ số tự cảm của ống dây.           

D. Là năng lượng tích luỷ trong ống dây.

8/ Chọn câu đúng:

A. Khi có dđiện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại 1 năng lượng dưới dạng năng lượng từ  trường.

B. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại năng lượng dưới dạng cơ năng.

C. Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại 1 năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.

D. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường.

9/ Đơn vị của hệ số tự cảm là:    

A. Vêbe.                      B. Henri.                      C. Vôn.                    D. Tesla.

10/ Henry là độ tự cảm của 1 mạch điện mà :

A. Khi từ thông qua mạch biến đổi 1 vêbe thì dđ tự cảm sinh ra có cđ là 1A

B. Khi cđdđ qua mạch biến đổi 1 A thì trong mạch có 1 từ thông 1 vêbe.        

C. Khi cđdđ qua mạch là 1 A thì từ thông qua mạch là 1 vêbe.            

D. Tất cả các câu đều sai.

11/ Chọn câu sai:  Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:

A. Dòng điện giảm nhanh.                  B. Dòng điện tăng nhanh. 

C. Dòng điện biến thiên nhanh.          D. Dòng điện có giá trị lớn.

12/ Trong các yếu tố sau:

1) Cấu tạo của mạch điện.             

2) Cường độ của dđ qua mạch ban đầu.

3) Tốc độ biến thiên cđ dđ qua mạch ban đầu.

Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch phụ thuộc vào các yếu tố nào:

A. 2 và 3.           B. 1 và 3.           C. Cả 3 yếu tố.                         D. 1 và 2.

13/ Chọn câu đúng:

A. Suất điện động tự cảm phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của cường độ dđ.

B. Trong hiện tượng tự cảm, suất điện động cảm ứng trong mạch là do sự biến thiên từ thông của chính mạch đó gây ra.        

C. Suất điện động tự cảm phụ thuộc vào độ tự cảm của mạch.                      

D. Tất cả đều đúng.

14/ Biểu thức tính sđđ tự cảm là:

\(\begin{array}{l}
A.e =  - L.\frac{{\Delta t}}{{\Delta I}}\\
B.e = 4\pi {.10^{ - 7}}.{n^2}.V\\
C.e{\rm{ }} = {\rm{ }}L.I\\
\underline D .e =  - L\frac{{\Delta I}}{{\Delta t}}
\end{array}\)

15/ Năng lượng từ trường trong cuộn dây khi có dòng điện chạy qua được xác định theo công thức:

\(\begin{array}{l}
A.W = \frac{1}{{8\pi }}{.10^7}.{B^2}.V\\
\underline {B.} W = \frac{1}{2}L.{I^2}\\
C.W = \frac{1}{2}C.{U^2}\\
D.W = \frac{{\xi .{E^2}}}{{{{9.10}^9}.8\pi }}
\end{array}\)

 

...

-(Nội dung đề và đáp án từ câu 16-48 của phần bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Ôn tập chuyên đề Tự cảm môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON