YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về Kính thiên văn môn Vật Lý 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Lý thuyết và bài tập về Kính thiên văn môn Vật Lý 11 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ KÍNH THIÊN VĂN

 

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  a) Định nghĩa:

     Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa (các thiên thể).

     b) Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:

     - Vật kính O1: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (vài m)

     - Thị kính O2: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm)

     Hai kính được lắp cùng trục, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

     c) Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực:

    - Trong cách ngắm chừng ở vô cực, người quan sát

điều chỉnh để ảnh A1B ở vô cực. Lúc đó

\(\begin{array}{l}
tg\alpha  = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_2}}}\\
tg{\alpha _0} = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_1}}}
\end{array}\)

     Do đó, độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là :

\({{G_\infty } = \frac{{tg\alpha }}{{tg{\alpha _0}}} = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}}\)

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào sử dụng kính thiên văn khúc xạ để quan sát rõ vật là đúng?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và kính bằng cách dịch chuyển kính so với vật sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên thị kính, dịch chuyển vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

D. Dịch chuyển thích hợp cả vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rất nhỏ.

Hướng dẫn giải:

Sử dụng thiên văn khúc xạ để quan sát rõ vật, ta có thể thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Chọn đáp án A.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Kính thiên văn  có 2 bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó:

A. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự ngắn.

B. Vật kính là 1 TKHT có tiêu rất ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn.

C. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài.

D. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài.

2/ Kính thiên văn khúc xạ gồm 2 thấu kính hội tụ:

A. vật kính có tiêu cự  nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn; khoảng cách giữa chúng là cố định.

B. vật kính có tiêu cự  nhỏ, thị kính có tiêu cự lớn; khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

C. vật kính có tiêu cự  lớn, thị kính có tiêu cự nhỏ; khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

D. vật kính và thị kính có tiêu cự bằng nhau, khoảng cách giữa chúng cố định.

3/ Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn?

A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa;

B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn;         

C. Thị kính là một kính lúp;

D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định.

4/ Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là

A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.                   

B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.

C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.        

 D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.

5/ Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở

A. tiêu điểm vật của vật kính.                 

B. tiêu điểm ảnh của vật kính.

C. tiêu điểm vật của thị kính.                 

D. tiêu điểm ảnh của thị kính.

6/ Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng

A. tổng tiêu cự của chúng.                 

B. hai lần tiêu cự của vật kính.

C. hai lần tiêu cự của thị kính.     

D. tiêu cự của vật kính.

7/ Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ  bội giác phụ thuộc vào

A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.    

B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính.

C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính.

D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính.

8/ Khi một người mắt tốt quan trong trạng thái không điều tiết một vật ở rất xa qua kính thiên văn, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự hai kính;

B. Ảnh qua vật kính nằm đúng tại tiêu điểm vật của thị kính;

C. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính;

D. Ảnh của hệ kính  nằm ở tiêu điểm vật của vật kính.

9/ Khi điều chỉnh kính thiên văn để ngắm chừng ở vô cực, phải thực hiện thao tác nào?

A. dời vật kính.                    

B. dời thị kính.             

C. dời toàn thể kính.                     

D. dời mắt.

10/ Gọi f1 và f2 là vật kính và thị kính của kính thiên văn. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào?

A. f1 + f2.                        

B. f1 / f2.                           

C. f2 / f1.                        

D. Một biểu thức khác.

...

-(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Kính thiên văn môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON