YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập chuyên đề điện tích, định luật Cu lông môn Vật Lý 11 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Lý thuyết và bài tập chuyên đề điện tích, định luật Cu lông môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Hai loại điện tích và tương tác giữa chúng

- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

- Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

1.2. Định luật Cu – lông

Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

\(F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{r}_{2}}}\)

k: 9.109 N.m2/C2; ε: hằng số điện môi của môi trường.

1.3. Thuyết electron

thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.

1.4. Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.

- Khái niệm cường độ điện trường: Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

- Cường độ điện trường:

a. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của lực điện tác dụng F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

b. Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường

+ Điểm đặt: Tại điểm đang xét.

+ Phương chiều: cùng phương chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đang xét.

+ Độ lớn:  E  = F/q.   (q dương).

- Đơn vị: V/m.

c. Cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

- Biểu thức: \(E=\frac{k\left| Q \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}\)

- Chiều của cường độ điện trường: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.

d. Nguyên lí chồng chất điện trường:

Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng các véc tơ cường độ điện trường thành phần tại điểm đó.

1.5. Đường sức điện

- Khái niệm: Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

- Các đặc điểm của đường sức điện

- Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức và chỉ một mà thôi.

- Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của cường độ điện trường tại điểm đó.

- Đường sức điện trường tĩnh là những đường không khép kín.

- Quy ước: Vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

1.6. Điện trường đều

- Là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.

- Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều.

1.7. Công của lực điện

Công của lực điện trường là dịch chuyển điện tích trong điện trường đều không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc điểm đầu, điểm cuối của đường đi.

A= qEd

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;                            

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;

C. Đặt một vật gần nguồn điện;                                 

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Câu 2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;

B. Chim thường xù lông về mùa rét;

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;

D. Sét giữa các đám mây.

Câu 3. Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ.                         

B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. vật chứa rất ít điện tích.                            

D. điểm phát ra điện tích.

Câu 4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.        

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Câu 5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A. tăng 4 lần.            

B. tăng 2 lần.              

C. giảm 4 lần.            

D. giảm 4 lần.

Câu 6. Nhận xét không đúng về điện môi là:

A. Điện môi là môi trường cách điện.

B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Câu 7. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

D. tương tác điện  giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

Câu 8. Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

Câu 9. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng  không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

A. chân không.                       

B. nước nguyên chất.

C. dầu hỏA.                

D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 10. Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

A. tăng 2 lần.              

B. vẫn không đổi.                   

C. giảm 2 lần.            

D. giảm 4 lần.

Câu 11. Sẽ không có ý nghĩa khi ta  nói về hằng số điện môi của

A. hắc ín ( nhựa đường).        

B. nhựa trong.            

C. thủy tinh.                           

D. nhôm.

Câu 12. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

A. thanh niken.                      

B. khối thủy ngân.                 

C. thanh chì.                          

D. thanh gỗ khô.

Câu 13. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

A. hút nhau một lực 0,5 N.       

B. hút  nhau một lực 5 N.

C. đẩy nhau một lực 5N.       

D. đẩy nhau một lực 0,5 N.

Câu 14. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 30000 m.                          

B. 300 m.                               

C. 90000 m.                           

D. 900 m.

Câu 15. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. hút nhau 1 lực bằng 10 N.                  

B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.

C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.                           

D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.

---Để xem đầy đủ nội dung từ câu 16 đến câu 25, vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

1A

2B

3B

4C

5A

6D

7C

8B

9A

10B

11D

12D

13B

14B

15A

16A

17A

18C

19D

20B

21D

22C

23D

24D

25A

 

 

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Các bài toán liên quan đến nguồn nhạc âm môn Vật Lý 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF