Lý thuyết Cấu trúc virut - Sinh học 10 nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
CẤU TRÚC CỦA VIRUT
1. Virut là gì?
- Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (từ vài chục đến vài trăm nm).
- Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
- Cấu tạo rất đơn giản.
- Sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên được trong tế bào sống.
- Căn cứ vào Axit nucleic, virut được phân thành 2 nhóm lớn:
- Virut ADN: virut đậu mùa, virut viêm gan B, virut Hecpet…
- Virut ARN: virut cúm, virut viêm não Nhật Bản, HIV…
2. Cấu tạo
Gồm 2 thành phần cơ bản: Lõi axit nuclêic (hệ gen) và vỏ prôtêin (capsit).
- Lõi axit nuclêic (hệ gen):
- Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
- Chức năng: Hệ gen giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó trong tế bào chủ.
- Vỏ prôtêin (capsit):
- Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.
- Chức năng: Bảo vệ virut.
- Một số virut có thêm vỏ ngoài.
- Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin.
- Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.
- Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
3. Hình thái
Hạt virut có 3 loại cấu trúc bao gồm: xoắn, khối và hỗn hợp.
a) Cấu trúc xoắn
- Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic → Hình que, hình sợi, hình cầu.
- VD: virut gây bệnh dại, virut khảm thuốc lá, virut cúm, virut sởi…
b) Cấu trúc khối
- Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
- VD: virut bại liệt.
c) Cấu trúc hỗn hợp
- Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic, đuôi có cấu trúc xoắn.
- VD: Phagơ hay gọi là thể thực khuẩn.
Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 10 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!