Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 10 dễ dàng hơn trong việc ôn tập môn Hóa chuẩn bị cho năm học mới sắp đến. HỌC247 xin giới thiệu tới bạn "Lí thuyết và trắc nghiệm Hóa 10 Chương 3 Liên kết hóa học có đáp án". Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn hệ thống hóa kiến thức toàn chương tốt hơn cũng như vận dụng thành thạo các kĩ năng, phương pháp tính thông qua 36 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi tới.
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC – HÓA HỌC 10
Cách xác định kiểu liên kết
*Xác định định tính
- Liên kết giữa hai nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim là liên kết cộng hoá trị. Ví dụ H2, Cl2, O3, S8
- Liên kết giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau là liên kết cộng hoá trị có cực, ví dụ như HCl, H2O
- Liên kết giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim là liên kết ion
- Liên kết giữa các nguyên tử kim loại là liên kết kim loại (sẽ học ở phần đại cương kim loại lớp 12)
*. Xác định định lượng
Xác định định lượng dựa vào hiệu số độ âm điện của 2 nguyên tố tham gia liên kết là Δ (lấy giá trị đại số không nhân với hệ số). Dựa vào Δ có thể xác định được loại liên kết theo bảng sau:
Hiệu độ âm điện |
0 ≤ Δ < 0,4 |
0,4 ≤ Δ < 1,7 |
Δ ≥ 1,7 |
Loại liên kết |
Cộng hóa trị không phân cực |
Cộng hóa trị phân cực |
Ion |
Các quy tắc xác định số oxi hoá
- Trong các đơn chất, số oxi hoá của nguyên tố bằng 0.
- Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.
- Trong các ion đơn nguyên tử số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố nhân với số nguyên tử bằng điện tích của các ion.
- Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H là +1 (trừ trong hiđrua kim loại NaH, CaH2...). Số oxi hoá của O bằng -2 (trừ trong OF2 và peoxit H2O2...).
Chú ý:
- Số oxi hoá thường dùng là số oxi hoá trung bình.
- Số oxi hoá trung bình có thể nhận giá trị dương, âm, hoặc bằng 0. Số oxi hoá có thể là số nguyên cũng có thể là số thập phân.
- Đối với các hợp chất hữu cơ, tổng số oxi hoá của các nguyên tử ở 1 nhóm chứa 1 nguyên tử C bằng 0.
- Đối với nguyên tố phi kim nhóm nA: số oxi hoá cao nhất là +n và thấp nhất là (n - 8).
- Đối với nguyên tố kim loại: số oxi hoá thấp nhất là 0; cao nhất là +n (với kim loại nhóm nA).
TRẮC NGHIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Lai hoá sp3 là sự tổ hợp :
A. 1 AOs với 3 AOp. B. 2 AOs với 2 AOp.
C. 1 AOs với 4 AOp. D. 3 AOs với 1 AOp.
Câu 2: Trong phân tử CH4 nguyên tử C lai hoá kiểu :
A. sp B. sp2 C. sp3 D. sp3d
Câu 3: Hợp chất X gồm 2 nguyên tố là A có Z = 16 và B có Z = 8. Trong X, A chiếm 40% về khối lượng.
Các loại liên kết trong X là :
A. cộng hóa trị.
B. cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực.
D. cộng hóa trị và liên kết cho - nhận.
Câu 4: Dãy gồm các phân tử có cùng một kiểu liên kết :
A. Cl2, Br2, I2, HCl B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3
C. HCl, H2S, NaCl, N2O D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
Câu 5: Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử :
A. HCl, Cl2, NaCl B. NaCl, Cl2, HCl
C. Cl2, HCl, NaCl D. Cl2, NaCl, HCl
Câu 6: Mạng tinh thể iot thuộc loại
A. mạng tinh thể kim loại. B. mạng tinh thể nguyên tử.
C. mạng tinh thể ion. D. mạng tinh thể phân tử.
Câu 7: Điện hóa trị của natri trong NaCl là
A : +1 B : 1+ C : 1 D. 1-
Câu 8: Số oxi hóa của nguyên tử C trong CO2, H2CO3, HCOOH, CH4 lần lượt là
A. -4; + 4; +3; +4 B. +4; +4; +2; +4
C. +4; +4; +2; -4 D. +4; -4; +3; +4
Câu 9: Các liên kết trong phân tử nitơ gồm
A. 3 liên kết p. B. 1 liên kết p, 2 liên kết s.
C. 1 liên kết s, 2 liên kết p. D. 3 liên kết s.
Câu 10: Cộng hóa trị của nitơ trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất ?
A. N2 B. NH3 C. NO D. HNO3
Câu 11: Liên kết hoá học trong phân tử HCl là :
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hoá trị phân cực
C. liên kết cho - nhận.
D. liên kết cộng hoá trị không phân cực.
Câu 13: Mạng tinh thể kim cương thuộc loại
A. mạng tinh thể kim loại. B. mạng tinh thể nguyên tử.
C. mạng tinh thể ion. D. mạng tinh thể phân tử.
Câu 14: Cho biết độ âm điện của O là 3,44 và của Si là 1,90. Liên kết trong phân tử SiO2 là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực.
C. cộng hoá trị không phân cực. D. phối trí.
Câu 17: Tính chất nào dưới đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion có dễ hoá lỏng.
D. Hợp chất ion có có nhiệt độ sôi không xác định.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC
1.A |
2.C |
3.D |
4.B |
5.C |
6.D |
7.B |
8.C |
9.C |
10.D |
11.B |
12.A |
13.B |
14.B |
15.B |
16.A |
17.B |
18.D |
19.C |
20.B |
21.D |
22.A |
23.A |
24.C |
25.B |
26.C |
27.B |
28.C |
29.C |
30.C |
31.D |
32.C |
33.A |
34.B |
35.C |
36.D |
|
|
|
|
Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Lí thuyết và trắc nghiệm Hóa 10 Chương 3 Liên kết hóa học có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--