YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Quá trình hô hấp ở động vật Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Quá trình hô hấp ở động vật Sinh học 11 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về hệ hô hấp đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I. Kiến thức trọng tâm

- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy Otừ bên ngoài vào đẻ oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải COra ngoài.

- Động vật ở nước HH bằng mang, động vật trên cạn HH bằng phổi.

1. Bề mặt trao đổi khí:

- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.

- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí :

     + Diện tích bề mặt lớn.

     + Mỏng và luôn ẩm ướt.

     + Có rất nhiều mao mạch.

     + Có sắc tố hô hấp.

     + Có sự lưu thông khí.

- Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán.

2. Các hình thức hô hấp:

a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể.

c. Hô hấp bằng mang:

- Cấu tạo :

     + Gồm cung mang và các phiến mang.

      + Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :

     + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.

     + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

d. Hô hấp bằng phổi:

- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi. không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí.

- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Người bị bệnh huyết áp cao hô hấp sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn giải

- Giảm nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp

Giải thích:

+ Huyết áp tăng tác động lên thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh làm xuất hiện xung thần kinh truyền về trung khu điều hòa hô hấp gây giảm nhịp và độ sâu hô hấp.

+ Huyết áp tăng làm tăng lượng máu tới phổi, do tăng trao đổi khí nên lượng CO 2 trong máu giảm dẫn tới giảm kích thích của H+ lên trung khu điều hòa hô hấp ⇒ giảm hô hấp.

Câu 2: Trong quá trình hô hấp của chim bồ câu:

a. So sánh hàm lượng khí CO2 trong túi khí trước với túi khí sau. Giải thích.

b. Giả sử người ta làm phẩu thuật cắt bỏ các túi khí thì chim có sống sót được không? Giải thích.

Hướng dẫn giải

a. Ở trong túi khí trước có hàm lượng khí CO2 cao hơn rất nhiều so với ở trong túi khí sau. 

- Nguyên nhân là vì ở chim, khí được dẫn một chiều từ môi trường ngoài → khí quản → túi khí sau → phổi → túi khí trước → khí quản → môi trường ngoài. Do đó khí ở trong túi khí sau gần giống với khí của ngoài môi trường  (nghèo CO2); khí ở trong túi khí trước là khí đã qua trao đổi ở phổi (giàu CO2). 

b. Chim sẽ chết vì hô hấp của chim diễn ra với cường độ rất thấp, không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động. 

- Nguyên nhân là do ở chim, phổi không co bóp, sự lưu thông khí qua phổi có được là do sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí. Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Hô hấp bị đình trệ. 

Câu 3: Hãy giải thích tại sao có một số động vật cũng hô hấp bằng phổi nhưng nhịn thở được lâu hơn người rất nhiều ( 30 phút đến 1h )?

Hướng dẫn giải

- Lượng myoglobin trong cơ (dự trữ O2) nhiều, thể tích phổi lớn.

- Tỉ lệ máu / khối lượng cơ thể lớn hơn.

- Lách to, dự trữ máu nhiều hơn.

- Giảm chuyển hóa tại cơ quan, giảm tiêu dùng, đồng thời TK giảm mẫn cảm với nồng độ H+

Câu 4: Khi chạy nhanh thì nhịp và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải

- Nhịp và độ sâu hô hấp đều tăng.

- Chạy nhanh → nồng độ CO2 tăng, pH giảm kích thích thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Từ thụ thể, xung thần kinh truyền về trung khu hô hấp ở hành não. Từ đây, xung thần kinh theo dây giao cảm đến cơ hô hấp gây co cơ → tăng nhịp và độ sâu hô hấp.

- Nồng độ CO2 máu tăng → nồng độ CO2 trong dịch não tuỷ tăng → pH dịch não tuỷ giảm → kích thích thụ thể hoá học trung ương làm tăng nhịp và độ sâu hô hấp.

Câu 5: Túi khí là cấu trúc có trong hệ hô hấp của nhóm động vật nào ?

   A. Lưỡng cư

   B. Bò sát

   C. Thú

   D. Chim

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 6: Sự thông khí ở phổi của động vật nào dưới đây được thực hiện chủ yếu nhờ sự nâng hạ của thềm miệng ?

   A. Khỉ

   B. Thỏ

   C. Ngan

   D. Cóc

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 7: Động vật nào dưới đây hô hấp qua hệ thống ống khí ?

   A. Bạch tuộc

   B. Dế mèn

   C. Ốc sên

   D. Ễnh ương

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 8: Ở động vật đơn bào tồn tại mấy hình thức hô hấp ?

   A. 4

   B. 1

   C. 2

   D. 3

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 9: Hình thức hô hấp nào dưới đây có ở thú?

   A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

   B. Hô hấp bằng phổi

   C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

   D. Hô hấp bằng mang

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Quá trình hô hấp ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON