Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 8 Bài 51 Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Bài 1 trang 215 SGK Hóa 11 nâng cao
Gọi tên các dẫn xuất halogen sau theo hai cách và chỉ rõ bậc của chúng:
a) CH3I, CHI3, BrCH2CH2CH2CH2Br, CH3CHFCH3, (CH3)2CClCH2CH3
b) CH2=CHCH2Br, C6H5CH2I, p-FC6H4CH3, o-ClC6H4CH2CH3, m-F2C6H4
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Công thức |
Tên-gốc chức |
Tên thay thế |
Bậc |
CH3I |
metyliodua |
iotmeta |
I |
CHI3 |
Triiotmetan |
I |
|
Br(CH2)4Br |
Buta-1,4-điylbromua |
1,4-đibrombutan |
I |
CH3CHFCH3 |
Isopropylflorua |
2-flopropan |
II |
(CH3)2CClCH2CH3 |
Ter-pentylclorua |
2-clo-2-metylbutan |
III |
CHI3 có tên thông thường là Iođofom
Câu b:
Công thức |
Tên-gốc chức |
Tên thay thế |
Bậc |
CH2=CH-CH2Br |
Alylbromua |
3-brompropen |
I |
C6H5CH2I |
Benzyliođua |
Iometylbenzen |
I |
p-FC6H4CH3 |
Tolylflorua |
1-flo-4-metylbenzen |
II |
o-ClC6H4CH2CH3 |
2-etylphenylclorua |
1-clo-2-etylbenzen |
II |
m-F2C6H4 |
m-phenylenđilorua |
1,2-điflobenzen |
II |
Bài 2 trang 215 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy viết công thức cấu trúc (công thức lập thể) và gọi tên các đồng phân ứng với công thức phân tử:
a) C2H2CIF
b) C3H5Cl
Hướng dẫn giải:
Công thức lập thể và tên của đồng phân: C2H2CIF và C3H5Cl
Bài 3 trang 215 SGK Hóa 11 nâng cao
Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Công thức |
X=F |
X=Cl |
X=Br |
X=I |
X = H |
CH3 X |
-78 |
-24 |
4 |
42 |
-162 |
CHX3 |
-82 |
61 |
150 |
Thăng hoa 210 |
-162 |
CH3 CH2X |
-38 |
12 |
38 |
72 |
-89 |
CH3 CH2CH2X |
-3 |
47 |
71 |
102 |
-42 |
(CH3 )2CHX |
-10 |
36 |
60 |
89 |
-42 |
C6H5X |
85 |
132 |
156 |
188 |
80 |
a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?
b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi
- Ở nhiệt độ thường CH3 F,CH3 Cl,CH3 Br là chất khí; CH3 I là chất lỏng.
- Trong hợp chất RX (R là gốc hidrocacbon , X là halogen)
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt được thay thế bằng F, Cl, Br, I
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng.
Câu b:
Nhiệt sộ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.
- các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.
Bài 4 trang 216 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy ghép các chất được kí hiệu bởi các chữ cái ở cột bên phải vào các loại dẫn xuất halogen ở cột bên trái sao cho phù hợp.
a) dẫn xuất halogen loại ankyl;
b) dẫn xuất halogen loại ankyl ;
c) dẫn xuất halogen loại phenyl;
d) dẫn xuất halogen loại vinyl ;
A. CH2=CH-CH2-C6H4-Br
B. CH2=CH-CHBr-C6H5
C. CH2=CHBr-CH2-C6H6
D. CH3-C6H4-CH2-CH2Br
Hướng dẫn giải:
a) D
b) B
c) A
d) C
Bài 5 trang 216 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau và gọi tên sản phẩm tạo thành:
a) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch NaOH/H2O, đun nóng
b) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch KOH/ancol, đun nóng.
Hướng dẫn giải:
a) CH3-CHBr-CH2-CH3 + NaOH → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 + NaBr
b) CH3-CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH2=CH-CH2-CH3 + KBr + H2O
CH3CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH3-CH=CH-CH3 + KBr + H2O
(sản phẩm chính)
Bài 6 trang 216 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy hoàn thành các sơ đồ phản ứng tổng hợp PVC và cao su cloropren cho dưới đây và cho biết hiện nay PVC được tổng hợp theo sơ đồ phản ứng nào?
Hướng dẫn giải:
Câu a:
CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl
CH2Cl-CH2Cl + NaOH → CH2=CHCl + NaCl + H2O
CH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n (PVC)
Đây là sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay.
Câu b:
2CH4 → C2H2 + 3H2 (làm lạnh nhanh)
C2H2 + HCl → CH2=CHCl (HgCl, to)
nCH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n (PVC) (đk: HCl, HgCl2 150-200oC)
Câu c:
2C2H2 → CH2=CH-CCH (đk: CuCl, NH4Cl, to)
CH2=CH-CCH + HCl → CH2=CH-C(Cl)=CH2
CH2=CH-C(Cl)=CH2 → (-CH2-CH=C(Cl)-CH2-)n (cao su clopren)
Bài 7 trang 216 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) hexyl bromua, brombenzen, 1-brombut-2-en.
b) 1-clopent-2en, pent-2-en, 1-clopentan
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Dùng dung dịch Br2: Mất màu dung dịch Br2 là CH2Br-CH=CH-CH3
CH2Br-CH=CH-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH3
- Đun hai mẫu còn lại với dung dịch NaOH, chiết lấy phần nằm dưới (ancol nổi lên trên) cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa vàng nhạt là hexyl bromua. Mẫu còn lại là benzene.
CH3(CH2)5CH2Br + NaOH → CH3(CH2)5CH2OH + NaBr
NaBr + AgNO3→AgBr + NaNO3
Câu b:
Tương tự câu a, dùng dung dịch Br2; hai mẫu làm mất màu dung dịch Br2 là 1-clopent-2-en và pent-2-en. Mẫu còn lại là 1-clopentan. Thủy phân 1-clopent-2-en và pent-2-en, rồi dùng dung dịch AgNO3. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là 1-clopent-2-en.
Bài 8 trang 216 SGK Hóa 11 nâng cao
Trong công nghiệp, ngày nay ngưởi ta điều chế poli vinylclorua (PVC) theo sơ đồ kĩ thuật như ở hình sau:
a) Từ sơ đồ kĩ thuật đã cho, hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở giai đoạn clo hóa (1), giai đoạn nhiệt phân (2) và giai đoạn chuyển HCl thành Cl2 (3).
b) Nêu ưu điểm của sơ đồ này so với sơ đồ điều chế PVC cho ở câu (a) và (b) bài tập 6.
c) Tính thể tích khí etilen và khí clo (đktc) cần để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ trên, giả sử các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
CH2=CH2 + Cl2 →CH2Cl-CH2Cl
CH2Cl-CH2Cl → CH2=CHCl + HCl
4HCl + O2 → 2Cl2 + 2H2O
Câu b:
Ưu điểm:
Tận dụng Cl2, chất thải là H2O không gây ô nhiễm môi trường.
Không dùng NaOH và etanol
Câu c:
Sơ đồ hợp chức của chu trình điều chế PVC.
nC2H4 → nCl2 → (-CH2-CHCl-)n
Thể tích C2H4 và Cl2 đã dùng ở đktc:
\({V_{{C_2}{H_4}}} = {V_{C{l_2}}} = \frac{{{{10}^6}.22,4n}}{{62,5n}} = 358400(l)\)
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 8 Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt.